Do ảnh hưởng của sức khỏe trong thời kỳ thai sản, nhiều người lao động nữ đã bắt buộc phải nghỉ việc đang dưỡng thai theo chỉ định của y bác sĩ, bệnh viện. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì người lao động nữ được nghỉ dưỡng thai tối đa trong khoảng thời gian bao nhiêu ngày?
Mục lục bài viết
1. Lao động nữ được nghỉ dưỡng thai tối đa bao nhiêu ngày?
Trước hết, nghỉ dưỡng thai là một trong những chế độ quyền lợi pháp luật lao động dành cho lao động nữ khi họ trải qua thiên chức làm mẹ. Căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 18 của Thông tư 56/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế, có quy định về vấn đề cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai cho người lao động. Theo đó:
– Việc chứng nhận nghỉ dưỡng thai sẽ được thực hiện theo quy định như sau:
+ Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai sẽ được thực hiện theo mẫu do pháp luật quy định (hiện nay đang được thực hiện theo mẫu tại phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế), đối với những đối tượng được xác định là lao động nữ mang thai đã nghỉ việc trong trường hợp người lao động điều trị ngoại trú;
+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội sẽ được thực hiện theo mẫu do pháp luật quy định (hiện nay đang được thực hiện theo mẫu tại phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế), đối với những đối tượng được xác định là lao động nữ mang thai đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian người lao động điều trị ngoại trú;
+ Biên bản giám định y khoa trong trường hợp do hội đồng giám định y khoa cung cấp;
+ Giấy ra viện theo mẫu do pháp luật quy định (hiện nay đang được thực hiện theo mẫu tại phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế), hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu do pháp luật quy định (hiện nay đang được thực hiện theo mẫu tại phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT).
– Trong trường hợp giám định để nghỉ dưỡng thai thì trong biên bản giám định y khoa bắt buộc phải mô tả cụ thể tình hình sức khỏe của người lao động, ghi rõ tên bệnh của người lao động. Trong trường hợp mắc các chứng bệnh cần điều trị dài ngày thì cần phải ghi mã bệnh của người lao động, trong trường hợp chưa có mã bệnh thì cần phải ghi đầy đủ tên bệnh của người lao động. Việc ghi mã bệnh và ghi tên bệnh sẽ được thực hiện theo danh mục do bộ trưởng Bộ y tế ban hành đối với các loại bệnh dài này.
Đồng thời, thời hạn nghỉ dưỡng thai sẽ được thực hiện theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa, theo đó việc quyết định số ngày nghỉ dưỡng thai của người lao động cần phải căn cứ vào tình hình sức khỏe của người bệnh tuy nhiên không vượt quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai. Và việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ dưỡng thai của người lao động cần phải trùng với ngày người bệnh đến khám. Bên cạnh đó, biên bản giám định y khoa được sử dụng để nghỉ dưỡng thai của người lao động chỉ có giá trị trong việc giải quyết hưởng chế độ ốm đau và chế độ thai sản.
Theo đó, theo quy định hiện nay, mỗi loại giấy được cấp cho người lao động nghỉ dưỡng thai thông thường chỉ có thời gian 30 ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh cần phải nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết thời gian hoặc sắp hết thời gian nghỉ dưỡng thai trên giấy chứng nhận đã được cấp, người lao động có thể tiến hành tái khám để xem xét quyết định.
Như vậy, pháp luật không giới hạn thời gian nghỉ dưỡng thai tối đa của người lao động. Tuy nhiên nếu người lao động muốn nghỉ lâu dài thì vẫn phải tiến hành tái khám để được xem xét tiếp tục nghỉ dưỡng thai.
2. Nghỉ dưỡng thai thì người lao động có được hưởng chế độ thai sản không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản. Theo đó:
– Người lao động hưởng chế độ thai sản khi người lao động đó thuộc một trong những trường hợp như sau:
+ Được xác định là lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ/người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện các biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam đang trong thời gian đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
– Người lao động thuộc trường hợp người lao động nữ sinh con, người lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con hoặc trước khi nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật;
– Người lao động thuộc trường hợp lao động nữ sinh con đó đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để nghỉ dưỡng sức theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con trên thực tế;
– Người lao động đã chấm dứt
Theo đó, để được hưởng chế độ thai sản, người lao động nữ cần phải đóng ít nhất 06 tháng bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Đồng thời, trong trường hợp khi mang thai mà cần phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ và cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì người lao động cần phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi người lao động sinh con, đồng thời người lao động cần phải có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 12 tháng thì trước khi sinh mới đáp ứng đầy đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.
Như vậy phải nghỉ dưỡng thai chỉ là một trong những căn cứ để xác định điều kiện hưởng chế độ thai sản của người lao động. Vì vậy, thời gian nghỉ dưỡng thai của người lao động sẽ không được hưởng chế độ thai sản.
3. Một lần khám thì người lao động được cấp mấy giấy chứng nhận nghĩ dưỡng thai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 18 của Thông tư 56/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế, có quy định về vấn đề cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
Theo đó, một lần khám của người lao động thì chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai. Trong trường hợp người lao động cần nghỉ dài hơn 30 ngày khi hết thời hạn nghỉ hoặc sắp hết thời hạn nghỉ dưỡng thai ghi nhận trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai thì người lao động đó sẽ cần phải tiến hành thủ tục tái khám để xem xét ra quyết định mới.
Như vậy, mỗi lần người lao động đi khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 56/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
THAM KHẢO THÊM: