Với những cơ sở và lập luận nêu trên của các bên, Greenland có phải là lãnh thổ vô chủ hay lảnh thổ bị bỏ rơi không?
Tháng 6/1931, vì cho rằng Greenland là lãnh thổ vô chủ (terra nullius), Nauy đã chiếm một phần phía Đông của Greenland. Nauy cũng viện dẫn tới một số điều ước mà Đan Mạch đã ký kết, thậm chí là với Nauy, trong đó có ghi nhận các điều ước đó không áp dụng với Greenland. Đan mạch phản đối hành vi chiếm Greenland của Nauy. Đan mạch cho rằng Greenland không phải là lãnh thổ vô chủ hay bị bỏ rơi vì chủ quyền của Đan mạch với Đông Greenland đã xác lập từ năm 1721 và vào thời điểm đó Đan Mạch và Nauy còn là một quốc gia.
Từ 1721 đến 1814 Hoàng đế Đan Mạch và Nauy đã thực thi chủ quyền trên mảnh đất này. Từ khi chia tách thành hai quốc gia , những văn bản có dấu ấn của Hoàng đế Đan Mạch cho thấy Đan Mạch đã được độc quyền quản ý khai thác Greenland. Đan Mạch cũng đã hoạch định ranh giới pháp lý vùng nước nội địa của Greenland năm 1905. Mặt khác, năm 1919 khi Đan Mạch đặt ra câu hỏi chính thức với Nauy rằng có phản đối các lợi ích của Đan Mạch với Greenland không thì Ngoại trưởng Nauy trả lời sẽ không gây khó khăn cho việc giải quyết vấn đề mà câu hỏi này đưa ra. Trên thực tế, cho đến năm 1931 cũng không có quốc gia nào đòi chủ quyền với Đông Greenland ngoài Đan Mạch.
Hãy cho biết:
Với những cơ sở và lập luận nêu trên của các bên, Greenland có phải là lãnh thổ vô chủ hay lảnh thổ bị bỏ rơi không? Trước năm 1931, quốc gia nào (Nauy hay Đan Mạch) được coi là đã xác lập chủ quyền tại Greenland dựa trên căn cứ chiếm hữ thực sự? Tại sao?
***
1. Trước hết khẳng định Greenland không phải là lãnh thổ vô chủ hay lãnh thổ bị bỏ rơi.
Trước tiên cần hiểu được lãnh thổ “vô chủ” tức là không thuộc chủ quyền của quốc gia nào. Tương tự thì ta cũng có thể thấy được lãnh thổ bị bỏ rơi là lãnh thổ không thuộc chủ quyền của quốc gia nào (mặc dù có thể trước đó lãnh thổ đó cũng đã từng là một phần chủ quyền của quốc gia nào).
Như vậy, Greenland không phải là lãnh thổ vô chủ vì nó được xác lập dưới quyền của Đan Mạch từ năm 1721. Để có thể khẳng định rằng Greenland không phải là lãnh thổ vô chủ hay lãnh thổ bị bỏ rơi mà mang bản chất của lãnh thổ quốc gia đã xác lập chủ quyền, theo đó Greenland là nơi mà Đan Mạch có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối. Thực tế là từ sau khi Đan Mạch và Nauy được chia tách hoàn toàn thành hai quốc gia thì đã có những văn bản có dấu ấn của Hoàng đế Đan Mạch cho thấy Đan Mạch đã được độc quyền quản lý khai thác Greenland.
Từ đó có thể thấy được rằng quyền kiểm soát của một Quốc gia đối với một lãnh thổ sẽ được thực hiện một cách ổn định, hòa bình và không có phản đối từ trước khi xảy ra tranh chấp giữa hai nước là Đan Mạch và Nauy.
2. Trước năm 1931, Quốc gia Đan Mạch được coi là xác lập chủ quyền tại Greenland dựa trên căn cứ chiếm hữu thực sự. Bởi:
Đan Mạch đã xác lập chủ quyền bằng chiếm cứ hữu hiệu từ 1721 thì sẽ một lần nữa khẳng định rõ hơn nữa Greenland không phải là lãnh thổ vô chủ hay lãnh thổ bị bỏ rơi . Đối với phương pháp thụ đắc lãnh thổ bằng “chiếm cứ hữu hiệu” thì đối tượng của nó là lãnh thổ vô chủ hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi, trong trường hợp này thì câu hỏi đã nêu ra rõ ràng là với lập luận của các bên như vậy thì ta xác định chắc chắn là nó không phải là lãnh thổ vô chủ hoặc bị bỏ rơi, trước khi Đan Mạch và Nauy tách ra thì cả hai cùng thực hiện chủ quyền, nhưng sau khi tách ra rồi thì sau hàng hoạt nhưng chứng cứ cả về pháp lý lẫn thực tiễn của Đan Mạch thì đan mạch đã xác lập chủ quyền trên vùng đất này.
Thực tế Đan Mạch đã triển khai chủ quyền đối với Greenland. Định ước Berlin 1885 tuy chỉ giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở châu Phi và chỉ ràng buộc 14 nước ký kết, nhưng hai điều kiện trên đã được chấp nhận làm cơ sở cho luật quốc tế về chủ quyền lãnh thổ và được Viện Pháp luật quốc tế Lausanne (Thụy Sĩ), đưa vào bản dự thảo tuyên bố ngày 7-9-1888 về chủ quyền lãnh thổ. Sau này Hòa ước Saint Germain ký ngày 10-9-1919 có một điều điều khoản bác bỏ Thỏa ước Berlin 1885, nhưng riêng hai điểm cơ bản nói trên vẫn được coi là tiêu chuẩn của việc xác lập chủ quyền lãnh thổ trên các vùng đất mới.
Nội dung chính của chiếm cứ hữu hiệu bao gồm các nội dung chính sau:
– Hành vi chiếm cứ phải đúng đối tượng và bằng các biện pháp hòa bình. Mọi hành động sử dụng vũ lực để chiếm cứ một vùng lãnh thổ của quốc gia khác đều bị coi là vi phạm pháp Luật Quốc tế. Xét thấy khi Đan Mạch và Nauy còn là một quốc gia thì việc xác lập chủ quyền của Greenland cũng không có những tranh chấp nào liên quan đến quân sự gây ảnh hưởng đến hòa bình, hữu nghị.
– Hành vi chiếm được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, các nhân viên nhà nước hoặc một tổ chức công được nhà nước ủy quyền. Có quy định như vậy bởi vì bất kì hành vi chiếm cứ nào bởi các hành động mang tính cá nhân thì đều không tạo ra danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ.
– Hành vi chiếm cứ phải là thực sự. Có thể thấy được rằng từ khi chia tách thành hai quốc gia , thì giữa hai quốc gia là Đan Mạch và Nauy cũng đã có những văn bản mang dấu ấn của Hoàng đế Đan Mạch để khẳng định rằng Đan Mạch đã được độc quyền quản ý khai thác Greenland.
– Hành vi chiếm cứ phải được thực hiện với mục đích tạo ra một danh nghĩa chủ quyền. Cụ thể từ 1721 đến 1814 Hoàng đế Đan Mạch và Nauy đã thực thi chủ quyền trên mảnh đất này. Đặc biệt Đan Mạch cũng đã hoạch định ranh giới pháp lý vùng nước nội địa của Greenland năm 1905.
Hành vi chiếm cứ phải được thực hiện một cách liên tục, hòa bình trong một thời gian dài không có tranh chấp. Điều này được thể hiện rõ ràng khi mà cho đến năm 1931 cũng không có quốc gia nào đòi chủ quyền với Đông Greenland ngoài Đan Mạch.