Hiện nay, nhu cầu ký hợp đồng lao động làm việc từ xa với người lao động tăng lên do một vài yếu tố như: Văn hóa, chi phí, thích ứng với sự biến đổi công việc, định cư ... Vậy làm việc từ xa cho công ty có cần phải ký hợp đồng lao động hay không?
Mục lục bài viết
1. Làm việc từ xa cho công ty cần ký hợp đồng lao động không?
Trên thực tế, nhiều người lao động đã làm việc cho các công ty từ xa do những khó khăn về khoảng cách địa lý. Tuy nhiên hình thức
Pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định cụ thể về vấn đề làm việc từ xa cho người sử dụng lao động. Nhiều người lao động bằng các câu hỏi: Làm việc từ xa cho công ty có cần phải ký hợp đồng lao động hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về hợp đồng lao động. Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 14 của
– Hợp đồng lao động sẽ phải được giao kết bằng văn bản, hợp đồng đó phải được lập thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản và người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác;
– Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử thì sẽ có giá trị pháp lý giống như hợp đồng lao động được lập dưới hình thức bằng văn bản;
– Hai bên có thể thỏa thuận với nhau để giao kết hợp đồng lao động bằng hình thức lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ những trường hợp được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 18 và điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về loại hợp đồng lao động. Theo đó, hợp đồng lao động sẽ phải được giao kết theo một trong những loại cơ bản như sau:
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật được xác định là loại hợp đồng mà trong đó, người lao động và người sử dụng lao động không thỏa thuận với nhau về xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
– Hợp đồng lao động có xác định thời hạn theo quy định của pháp luật là loại hợp đồng mà trong đó, người lao động và người sử dụng lao động có xác định rõ ràng với nhau về thời hạn và thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian là không quá 36 tháng, được tính kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đó.
Khi hợp đồng lao động theo như phân tích nêu trên hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì sẽ được thực hiện như sau:
– Trong khoảng thời hạn 30 ngày được tính kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, người lao động và người sử dụng lao động phải thỏa thuận với nhau để ký kết
– Nếu hết thời hạn 30 ngày được tính kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, mà người lao động và người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng lao động đã ký kết sẽ đương nhiên trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động mới được xác định là hợp đồng lao động có xác định thời hạn, thì hai bên cũng chỉ được phép thỏa thuận ký thêm 01 lần hợp đồng có xác định thời hạn, nếu như sau đó người lao động vẫn muốn tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp thì cần phải thỏa thuận ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Theo đó thì có thể nói, đối với loại hình làm việc từ xa cho công ty, người lao động vẫn bắt buộc phải ký hợp đồng lao động.
2. Thẩm quyền giao kết ký hợp đồng lao động làm việc từ xa với người lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động. Cụ thể như sau:
– Người lao động sẽ phải có nghĩa vụ trực tiếp tiến hành thủ tục giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động;
– Đối với các công việc theo mùa vụ hoặc các công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng, nhóm người lao động với độ tuổi từ đủ 18 tuổi cho nên có thể thực hiện hoạt động ủy quyền cho một người lao động trong nhóm đó để thực hiện thủ tục giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, trong trường hợp này thì hợp đồng lao động bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực giống như giao kết với từng người lao động trên thực tế. Hợp đồng lao động do người được ủy quyền thực hiện sẽ cần phải kèm theo danh sách trong đó ghi rõ đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động trong nhóm;
– Người giao kết hợp đồng lao động đại diện cho phía bên người sử dụng lao động phải là những người thuộc một trong những trường hợp như sau:
+ Người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
+ Người đứng đầu các cơ quan tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc những người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
+ Người được đại diện của các hộ gia đình, tổ hợp tác, các tổ chức không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
+ Có cá nhân trực tiếp sử dụng người lao động.
– Người giao kết hợp đồng lao động đại diện cho phía người lao động sẽ phải là người thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Người lao động trong độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 và cần phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
+ Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
+ Người lao động được những người lao động trong nhóm thực hiện
Như vậy có thể nói, cần phải tuân thủ quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động trong quá trình ký kết hợp đồng lao động làm việc từ xa với người lao động theo điều luật nêu trên.
3. Thủ tục giao kết hợp đồng lao động làm việc từ xa với người lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Bộ luật lao động năm 2019, Điều 513 và Điều 521 của Bộ luật dân sự năm 2015, thủ tục giao kết hợp đồng lao động làm việc từ xa đối với người lao động sẽ trải qua một số lộ trình cơ bản sau:
– Đăng tin tuyển dụng. Tức là các nhà tuyển dụng sẽ xác định rõ yêu cầu bắt buộc phải xác định yêu cầu về kĩ năng và yêu cầu về kinh nghiệm cần thiết cho vị trí mà mình đang muốn tuyển dụng trong quá trình làm việc. Sau đó các nhà tuyển dụng có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau như mạng lưới của các chuyên gia, các trang website tuyển dụng của doanh nghiệp, liên hệ với các công ty môi giới lao động để có thể tìm kiếm thị trường lao động, tìm kiếm nhà cung ứng dịch vụ sao cho phù hợp với nguyện vọng của doanh nghiệp tìm kiếm người lao động. Các quy trình tuyển dụng thông thường sẽ trải qua một số giai đoạn như xem xét hồ sơ, phỏng vấn và kiểm tra tham chiếu cũng có thể sẽ được áp dụng trên thực tế;
– Tiến hành hoạt động giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Tức là sau khi đã tìm được các nhà cung cấp dịch vụ phù hợp, các nhà tuyển dụng và các nhà cung cấp sẽ cùng thỏa thuận với nhau từ đó có thể đưa ra các điều kiện về làm việc sao cho phù hợp. Điều này bao gồm mức phí dịch vụ, thời gian hoàn thành công việc và các yêu cầu khác có liên quan. Sau đó các bên sẽ thực hiện hoạt động lập hợp đồng dịch vụ. Sau khi thỏa thuận về các điều kiện làm việc, các nhà tuyển dụng và các nhà cung cấp sẽ lập hợp đồng dịch vụ ký kết giữa các bên dựa trên phương diện thỏa thuận và tự nguyện. Trong hợp đồng này cần phải thể hiện rõ các điều khoản và các điều kiện của công việc, trong đó bao gồm nội dung công việc, mức phí chi trả cho công việc, thời gian hoàn thành và các quyền lợi của các bên;
– Lập hợp đồng và ký kết hợp đồng. Sau khi xem xét và đảm bảo các điều kiện và yêu cầu pháp lý, các bên có thể ký kết hợp đồng dịch vụ. Hợp đồng này có thể được ký bởi cả hai bên, pháp luật hiện nay không bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng;
– Sau khi ký kết, người lao động nước ngoài làm việc từ xa có thể bắt đầu thực hiện công việc theo các điều kiện đã được thỏa thuận trước đó. Người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm theo dõi tiến trình và chất lượng công việc của người lao động.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019.