Làm việc ở bộ phận xử lý nước thải công ty giày da được hưởng phụ cấp độc hại không? Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Làm việc ở bộ phận xử lý nước thải công ty giày da được hưởng phụ cấp độc hại không? Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật gia. em hiện đang làm ở bộ phận xử lý nước thải công ty giày da được 1 năm. Công việc thường xuyên tiếp xúc với hoá chất, tiếng ồn, khí thải bụi …Em xin hỏi là em có được hưởng phụ cấp độc hại hay không, và có thể yêu cầu công ty giải quyết ra sao? Em cảm ơn luật gia!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH
2. Giải quyết vấn đề:
Ngày 28/12/2012,Bộ lao động – thương binh & xã hội ban hành Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH về danh mục “Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm”. Cũng theo trình bày của bạn thì công việc của bạn thường xuyên tiếp xúc với hoá chất, tiếng ồn, khí thải bụi nên nếu công việc đó nằm trong danh mục quy định trên và tại các Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13 tháng 10 năm 1995, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30 tháng 7 năm 1996, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996, Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 03 tháng 3 năm 1999, Quyết định số1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2000, Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 9 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại các cơ quan doanh nghiệp, cơ sở, cá nhân, có sử dụng lao động trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả các cơ quan, tổ chức quốc tế, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được hưởng chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại “Bộ luật lao động 2019” và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Cũng theo các danh mục trên, công việc xửu lý nước thải của bạn nằm trong bảng danh mục các công việc nặng nhọc, độc hại được quy định tại Quyết định 190/1999/QĐ-BLĐTBXH về sắt tráng men, nhựa, tạp phẩm, da, giầy….. Do đó, bạn sẽ được hưởng chế độ phụ cấp theo quy định.
Và theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 17/2015-TT-BLDTBXH thì bạn sẽ được hưởng chế độ phụ cấp lương nếu công việc thuộc đối tượng quy đinh của Nhà nước với công việc như sau:
"1. Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
a) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
b) Công ty rà soát phân loại điều kiện lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp, bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
c) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày, làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày."
>>> Luật sư tư vấn đối tượng được hưởng phụ cấp độc hại: 1900.6568
Còn nếu công việc của bạn phục vụ cho các tổ chức, cồn ty không phải nhà nước thì ùy theo sự thỏa thuận giữa bạn và người sử dụng lao động về chế độ bảo hộ lao động, tiền lương ( tiền lương cơ bản + phụ cấp nếu có) và bảo hiểm xã hội đã ký kết Hoặc trong trường hợp này, bạn có thể được bồi dưỡng bằng hiện vật làm việc có yếu tố nguy hiểm và độc hại từ người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 141 “Bộ luật lao động năm 2019” và điều này được hướng dẫn Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
"Điều 2. Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng
1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:
a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là đơn vị đo,kiểm tra môi trường lao động).
2. Mức bồi dưỡng:
a) Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
– Mức 1: 10.000 đồng;
– Mức 2: 15.000 đồng;
– Mức 3: 20.000 đồng;
– Mức 4: 25.000 đồng.
b) Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường lao động được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này."
Bạn có thể làm đơn yêu cầu công ty chi trả trợ cấp theo đúng thảo thuận hoặc yêu cầu được hưởng phụ cấp để đảm bảo quyền lợi của mình.