Cho nợ nộp tiền sử dụng đất là một trong những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người dân trong hoạt động quản lý đất đai. Liên quan đến vấn đề này, có rất nhiều vướng mắc về việc làm sổ đỏ xin nợ nộp tiền sử dụng đất thì bị tính lãi thế nào? Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là nợ nộp tiền sử dụng đất?
– Theo quy định tại Khoản 21 Điều 3
Theo quy định của Luật đất đai 2013, người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
+ Người sử dụng đất nộp tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.
+ Trong trường hợp được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, người sử dụng đất sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất.
+ Đối với các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất cũng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất.
Như vậy, có thể thấy, nộp tiền sử dụng đất là trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân khi được Nhà nước cấp quyền sử dụng đất. Tiền sử dụng đất mà người dân thực hiện nộp sẽ được đưa vào nguồn ngân sách quốc gia. Đây đồng thời cũng là cơ sở để Nhà nước thực hiện quản lý đất đai, dân cư, cũng như tạo nên cán cân bình ổn trật tự xã hội chung nhất. Quy định của Nhà nước về nộp tiền sử dụng đất giúp công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước đạt hiệu quả cao nhất, tạo nên sự liên kết giữa công tác quản lý của Nhà nước với trách nhiệm sử dụng của người dân.
– Nợ nộp tiền sử dụng đất là việc người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đóng tiền sử dụng đất cho cơ quan Nhà nước.
2. Các đối tượng được ghi nợ nộp tiền sử dụng đất:
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16
+ Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện là người có công với cách mạng.
+ Hộ nghèo.
+ Hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Có thể thấy, chủ được ghi nợ tiền sử dụng đất là những đối tượng thuộc trường hợp đặc biệt. Đó là hộ gia đình người có công với Cách mạng, những đối tượng thuộc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số. Xét trên bình diện chung, các đối tượng được ghi nợ nộp tiền sử dụng đất là những chủ thể có hoàn cảnh khó khăn. Do đó, quy định về việc được ghi nợ nộp tiền sử dụng đất đối với các đối tượng này mà Nhà nước đưa ra là hoàn toàn hợp lý.
Việc áp dụng đối tượng ghi nợ nộp tiền sử dụng đất mà Nhà nước đưa ra là nhằm hướng tới các mục đích sau đây:
+ Cho phép ghi nợ nộp tiền sử dụng đất sẽ tạo điều kiện cho người dân thuộc hoàn cảnh khó được gia hạn thêm thời gian nộp tiền sử dụng đất (khi mà họ không nằm trong diện được miễn, giảm đóng tiền sử dụng đất).
+ Thực tế, việc cho phép ghi nợ nộp tiền sử dụng đất vẫn duy trì nghĩa vụ của người dân đối với việc nộp tiền sử dụng đất. Dưới việc cho phép ghi nợ nộp tiền sử dụng đất, người dân có hoàn cảnh khó khăn có thể yên tâm sử dụng đất, sinh sống, canh tác để phát triển cuộc sống.
+ Ghi nợ nộp tiền sử dụng đất là một trong những phương thức hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ người dân của Đảng và Nhà nước ta.
– Khoản 1 Điều 16 nghị định 45/2014/NĐ-CP, được sửa đổi,bổ sung bởi Nghị định 79/2019/NĐ-CP cũng quy định rõ, Việc xác định người có công với cách mạng được thực hiện theo quy định của pháp luật về người có công. Đối với việc xác định hộ nghèo; hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số hoặc hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quy định này của Nhà nước giúp xác định một cách cụ thể và chính xác nhất những chủ thể được ghi nợ nộp tiền sử dụng đất; tránh những sai phạm liên quan đến đối tượng được hưởng chính sách này theo quy định chung của Nhà nước.
3. Làm sổ đỏ xin nợ nộp tiền sử dụng đất thì bị tính lãi thế nào?
Nghị định 79/2019/NĐ-CP quy định về việc tính lãi đối với việc làm sổ đỏ xin nợ nộp tiền sử dụng đất như sau:
– Mức tiền sử dụng đất ghi nợ đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được ghi nợ tiền sử dụng đất được xác định bằng chênh lệch giữa tiền sử dụng đất phải nộp khi hộ gia đình, cá nhân được giao đất tái định cư trừ giá trị được bồi thường về đất, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất.
Hay nói cách khác, mức tiền sử dụng đất ghi nợ đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được áp dụng nợ tiền sử dụng đất được áp dụng theo công thức cụ thể sau đây: ( Tiền sử dụng đất phải nộp – giá trị được bồi thường về đất).
– Nhà nước cho phép hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được nợ nộp tiền sử dụng đất được trả nợ dần trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tức trong thời hạn 5 năm này, cá nhân, tổ chức đó không phải nộp tiền chậm nộp quyền sử dụng đất.
– Nhà nước quy định hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được áp dụng ghi nợ quyền sử dụng đất, mà sau 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân phải nộp đủ số tiền sử dụng đất còn nợ và tiền chậm nộp tính trên số tiền còn nợ theo mức quy định của pháp luật về quản lý thuế từ thời điểm hết thời hạn 05 năm được ghi nợ tới thời điểm trả nợ. Tức nếu sau 5 năm, cá nhân, hộ gia đình không thanh toán nợ tiền sử dụng đất, thì họ sẽ phải thực hiện thanh toán thêm khoản tiền chậm nộp (lãi chậm trả).
Điểm a khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc tính lãi đối với cá nhân, hộ gia đình chậm nộp nợ tiền sử dụng đất như sau:
– Công thức tính tiền chậm nộp theo ngày
Tiền chậm nộp 01 ngày = 0,03% x số tiền chưa nộp
– Công thức tính tổng tiền chậm nộp
Tổng tiền chậm nộp = (0,03% x số tiền chưa nộp) x số ngày chậm nộp
Như vậy, theo quy định của pháp luật, người dân thuộc diện được ghi nợ nộp tiền sử dụng đất trong vòng 5 năm. Sau 5 năm, cá nhân, hộ gia đình không thực hiện thanh toán tiền thì sẽ phải nộp thêm tiền chậm nộp. Tiền lãi chậm nộp này, người dân sẽ phải trả theo công thức tính tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế 2019.
4. Trình tự, thủ tục ghi nợ nộp tiền sử dụng đất:
Việc ghi nợ nộp tiền sử dụng đất phải tuân thủ theo các quy trình, thủ tục sau đây:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Cá nhân thuộc diện được nợ nộp tiền sử dụng đất chuẩn bị một bộ hồ sơ xin ghi nợ nộp tiền sử dụng đất. Bộ hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu cụ thể như sau:
+ Đơn đề nghị ghi nợ tiền sử dụng đất.
+ Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất.
+ Các giấy tờ liên quan đến việc sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình: Quyết định giao đất tái định cư và Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ, giấy tờ tài liệu như trên, cá nhân, hộ gia đình sẽ nộp hồ sơ lên Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường.
– Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
Sau khi nhận được hồ sơ xin ghi nợ tiền sử dụng đất, cá nhân, hộ gia đình sẽ tiến hành thụ lý hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, cán bộ chức năng sẽ lập phiếu chuyển thông tin gửi đến cơ quan thuế và các cơ quan liên quan theo quy định. Đồng thời, cán bộ chức năng sẽ đảm bảo thực hiện trả giấy hẹn cho cá nhân, hộ gia đình.
– Bước 3: Thông báo về kết quả ghi nợ tiền sử dụng đất.
Cơ quan thuế xác định và ban hành Thông báo theo quy định để gửi đến hộ gia đình, cá nhân, Văn phòng đăng ký đất đai. Các nội dung cần có trong thông báo là:
+ Tổng số tiền sử dụng đất hộ gia đình, cá nhân phải nộp.
+ Số tiền sử dụng đất không được ghi nợ.
+ Số tiền sử dụng đất được ghi nợ.
+ Thời hạn hộ gia đình, cá nhân phải nộp tiền.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013
Luật quản lý thuế 2019
Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất
Nghị định 79/2019/NĐ-CP Sửa đổi Điều 16