Trên thực tế, có nhiều mảnh đất nằm trên khu vực giáp ranh, nằm trên 02 địa bàn xã/phường khác nhay. Vậy việc cấp sổ đỏ đối với các mảnh đất này thì được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất nằm trên nhiều địa vị hành chính?
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền cấp sổ đỏ khi đất nằm trên nhiều địa bàn xã, phường:
Tại Điều 30
1. Trường hợp sử dụng đất thuộc phạm vi nhiều xã, phường, thị trấn nhưng cùng thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của một cơ quan thì cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất; trong đó phải xác định từng phần diện tích thuộc phạm vi từng đơn vị hành chính cấp xã.
2. Trường hợp sử dụng đất thuộc phạm vi nhiều xã, phường, thị trấn thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của các cơ quan khác nhau thì cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo từng thửa đất thuộc thẩm quyền của từng cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Căn cứ Điều 105
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
3. Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, đối chiếu trường hợp của bạn thì do mảnh đất của gia đình bạn thuộc hai xã trên cùng một huyện nên thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất nằm tại nhiều xã, phường, thị trấn:
Hiện nay việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất nằm tại nhiều xã, phường, thị trấn được quy định tại Điều 30 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Trường hợp 1: đất thuộc phạm vi của nhiều xã, phường, thị trấn nhưng lại cùng thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của một cơ quan, đơn vị thì sẽ tiến hành cấp 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất; khi cấp phải xác định rõ diện tích từng phần thuộc về phạm vi từng đơn vị hành chính cấp xã. Trường hợp này được hiểu là đất nằm tại các xã, phường, thị trấn cùng thuộc phạm vi một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
– Trường hợp 2: đất thuộc phạm vi của nhiều xã, phường, thị trấn và dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thuộc thẩm quyền của các cơ quan khác nhau thì từng cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa đất thuộc thẩm quyền của mình. Trường hợp này được hiểu là đất nằm tại các xã, phường, thị trấn và thuộc phạm vi của nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
3. Thủ tục cấp sổ đỏ cho đất nằm trên hai đơn vị hành chính:
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận lần đầu được áp dụng chung cho mọi thửa đất, nhà ở. Tuy nhiên, trường hợp khu đất của một người nằm trên nhiều đơn vị hành chính có thể khác về nơi nộp hồ sơ, số lượng Giấy chứng nhận được cấp, cụ thể:
Trường hợp 1: Các thửa đất cùng thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của một cơ quan.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định:
“Trường hợp sử dụng đất thuộc phạm vi nhiều xã, phường, thị trấn nhưng cùng thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của một cơ quan thì cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất; trong đó phải xác định từng phần diện tích thuộc phạm vi từng đơn vị hành chính cấp xã”
Như vậy, nếu các thửa đất nằm trên phạm vi nhiều xã, phường, thị trấn khác nhau và cùng thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh thì người sử dụng đất sẽ được cấp 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho toàn bộ các thửa đất.
Do đó, đối với trường hợp của bạn, nếu thửa đất ở xã A và thửa đất ở xã B cùng thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của UBND huyện C hoặc UBND tỉnh D thì bạn sẽ được cấp 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất chung cho 02 thửa đất A và B.
Trường hợp 2: Các thửa đất thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của nhiều cơ quan khác nhau.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy đinh:
“Trường hợp sử dụng đất thuộc phạm vi nhiều xã, phường, thị trấn thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của các cơ quan khác nhau thì cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo từng thửa đất thuộc thẩm quyền của từng cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”
Như vậy, nếu các thửa đất nằm trên phạm vi nhiều xã, phường, thị trấn khác nhau và không cùng thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh thì người sử dụng đất được cấp từng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất riêng cho từng thửa đất.
Do đó, đối với trường hợp của bạn,nếu thửa đất ở xã A và thửa đất ở xã B không cùng thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của UBND huyện C hoặc UBND tỉnh D thì bạn sẽ được cấp riêng 02 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho từng thửa đất A và B.
4. Cách ghi trên sổ đỏ khi nằm trên nhiều đơn vị hành chính:
Theo Điều 10 Thông tư 23/2014/T-BTNMT quy định thể hiện trên Giấy chứng nhận đối với trường hợp khu đất của một người sử dụng vào một mục đích nằm trên nhiều đơn vị hành chính, như sau:
1. Trường hợp khu đất thuộc phạm vi nhiều đơn vị hành chính cấp xã thì từng phần diện tích thuộc phạm vi từng đơn vị hành chính cấp xã được xác định là một thửa đất để ghi vào Giấy chứng nhận.
2. Trường hợp khu đất thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận của một cơ quan thì cấp một Giấy chứng nhận thể hiện tất cả các thửa đất quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:
a) Thông tin từng thửa đất được ghi theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này vào bảng sau:
Tờ bản đồ số | Thửa đất số | Địa chỉ | Diện tích (m2) | Hình thức sử dụng | Mục đích sử dụng | Thời hạn sử dụng | Nguồn gốc sử dụng |
b) Thông tin tài sản gắn liền với đất được thể hiện theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này vào bảng sau:
Loại tài sản | Diện tích chiếm đất (m2) | Diện tích sàn (m2) hoặc công suất | Hình thức sở hữu | Cấp hạng | Thời hạn sở hữu |
Trong đó, tại cột “Loại tài sản” cần ghi chú thêm địa chỉ nơi có tài sản “(Thuộc xã…..)”; trường hợp hạng mục tài sản nằm trên nhiều đơn vị hành chính cấp xã thì phải xác định và thể hiện riêng từng phần diện tích của tài sản trên từng đơn vị hành chính cấp xã.
3. Trường hợp khu đất nằm trên nhiều đơn vị hành chính cấp xã thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận của các cơ quan khác nhau thì từng thửa đất được ghi vào Giấy chứng nhận riêng và thể hiện thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Thông tư này.
Như vậy, trường hợp khu đất của bạn thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận của một cơ quan thì cấp một Giấy chứng nhận thể hiện tất cả các thửa đất gồm những nội dung theo quy định nêu trên.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;