Khởi kiện như thế nào để đòi lại 2m6 đất? 2/ khởi kiện như thế nào để cơ quan có thẩm quyền thu hồi QSDĐ con hẻm mà chú tôi đã có?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa luật sư. Tôi có 1 vấn đề muốn khởi kiện nhờ luật sư tư vấn, nội dung sự việc như sau: Năm 1991 tôi được UBND phường nơi tôi cư trú cấp cho tôi 49,6m đất có giấy tờ đầy đủ, nguồn gốc đất do mẹ tôi cho lại tôi, đến năm 1992 tôi đã xây nhà và ở ổn định tại nơi đây, đến năm 2008 nhà nước giải tỏa làm khu trung tâm thương mại và thu hồi 37m2 của tôi. Trước mặt miếng đất của tôi ở là 1 con hẻm rộng 2,8m dài 20m trong sơ đồ nhà nước cấp đất cho tôi có vẽ tứ giác thể hiện rõ con hẻm này, con hẻm này là 1 con đường dẩn vào nhà tôi và chú tôi nó có từ trước năm 1964 và chỉ có 2 gia đình sử dụng vì đất này là đất của ông nội tôi để lại cho gia đình tôi và chú tôi, khi nhà nước giải tỏa đả thu hồi giấy CNQSDĐ của tôi vì tôi đăng ký QSDĐ là 32m2 theo diện tích đất cất trên nền nhà còn đất của chú tôi theo đăng ký ban đầu là 535m2 khi giải tỏa đền bù theo đo đạt thực tế lại thì nhà nước đã đền bù cho chú tôi là 630m2. trở lại vấn đề quan trọng là con hẻm tôi đã nêu trên, khi nhà nước giải tỏa thì căn nhà mẹ tôi được ra mặt tiền còn đất của tôi còn lại 12m6, năm 2012 mẹ tôi đã xây lại căn nhà của mẹ tôi gia đình chú tôi đã cố tình làm khó gia đình tôi không cho bắt giàn giáo để tô 1 bức tường vì khi giải tỏa còn lại 1 miếng đất nhỏ sát ranh đất với gia đình tôi mặc dù đất để trống không có sử dụng gia đình tôi đã khiếu nại đến UBND phường nhưng cuối cùng vẩn không được, gia đình chú tôi bắt buôc tôi phải cho 2m6 phần đất của tôi còn lại để mục đích của gia đình chú tôi được hợp thức QSDĐ riêng con hẻm 2m8 trước mặt phần đất của tôi vì không muốn mọi việc trở nên phức tạp hơn nên tôi đã đồng ý và đã yêu cầu gia đình chú tôi đến ban tư pháp phường cùng lập 1 biên bản hòa giải với nội dung như sau: (tôi không tranh chấp 2m6 đất với gia đình chú tôi đổi lại 2 bên gia đình cam kết từ nay về sau sẻ không tranh chấp và thưa kiện gì nhau nữa hêt và tạo điều kiện cho nhau đăng ký phần đất còn lại của mình) biên bản được lập xong có chử ký đầy đủ của các thành viên trong 2 gia đình và cán bộ địa chính phường đến đo đạt xác định ranh đất 2 bên, kèm theo biên bản vào ngày 15-12-2012. như vậy gia đình chú tôi đã dựa vào biên bản này đã đi đăng ký QSDĐ con hẻm để làm tài sản riêng cho mình. Và đã xây dựng nhà xong, vào ngày 17/3/2015 tôi đã gửi đơn đến UBND phường xin đăng ký QSDĐ 10m đất còn lại của tôi, gia đình chú tôi đã cùng nhau đến UBND phường cùng làm 1 ủy quyền cho 1 người đại diện trong gia đình đứng ra tranh chấp 10m đất của tôi cho là 10m đất đó là đất của chú tôi, điều này theo tôi biết thì gia đình chú tôi vì lòng tham nên mới làm như vậy với tất cả giấy tờ tôi hiện đang có và theo điều 100 của luật đất đai thì chú tôi không thể tranh giành được 10m đất này của tôi đươc, sự việc này đã thể hiện rõ ở lần hòa giải lần 1 ở UBND phường có ghi rõ các giấy tờ chú tôi cung cấp không thể hiện được và yêu cầu chú tôi rút đơn để tôi được tiếp tục hoàn tất hồ sơ nhưng chú tôi không chấp nhận và tiếp tục gữi đơn tranh chấp tới UBND TP. Hiện nay giấy tờ của tôi còn chờ UBND TP mời lên giải quyết. Từ những sự trình bài trên tôi xin luật sư hướng dẩn thực hiện những ước nguyện của tôi như sau: 1/ khởi kiện như thế nào để đòi lại 2m6 đất? 2/ khởi kiện như thế nào để cơ quan có thẩm quyền thu hồi QSDĐ con hẻm mà chú tôi đã có, trong việc này tôi có gửi phiếu yêu cầu đến văn phòng đăng ký QSDĐ TP xin được trích lục phần đất của chú tôi đăng ký lần đầu năm 1993 diện tích 535m2 kê khai nguồn góc đất là của cha mẹ để lại, trích lục phần đất con hẻm chú tôi đăng ký 2012 kê khai nguồn góc đất là thuê mướn của ông Huỳnh Thủy Lê vào năm 1971 biên nhận này nhìn vào là biết ngay có cạo sửa thay đổi tên và thay đổi diện tích 630 thành 680. Như vậy theo quan điểm của tôi để chứng minh trước tòa đây là biên nhận giả mạo như sau: vào ngày 26/3/1970 luật người cày có ruộng được ban hành với chủ trương lấy đất của điền chủ cấp và bán trả góp lại cho dân như vậy biên nhận của chú tôi và ông huỳnh thủy lê được lập vào năm 1971 là hoàn toàn không đúng, như vậy có đúng không? Làm thế nào để chứng minh được? xin luật sư tư vấn tôi thật kỹ về vấn đề này.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì:
Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Như vậy, bạn có thể lựa chọn các phương thức cụ thể như trên để có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đứng ra phân xử tranh chấp cho bạn.
Trong trường hợp bạn muốn đòi lại mảnh đất chú bạn đang lấn chiếm và làm sai giấy tờ thì bạn hoàn toàn thu thập chứng cứ và gửi đơn khiếu nại ra phía UBND để được cán bộ địa chính xuống đo đạc và kiểm tra nguồn gốc của đất, nếu có phát hiện hành vi sai trái thì sẽ có những biện pháp xử lý kịp thời.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.