Làm ở khoa truyền nhiễm thì có phải là công việc nặng nhọc độc hại không? Phụ cấp nặng nhọc độc hại, điều kiện hưởng chế độ hưu trí.
Làm ở khoa truyền nhiễm thì có phải là công việc nặng nhọc độc hại không? Phụ cấp nặng nhọc độc hại, điều kiện hưởng chế độ hưu trí.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là viên chức ngành y tế, công tác tại Khoa Truyền nhiễm bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trên 15 năm, đóng BHXH trên 20 năm. Vậy làm việc tại Khoa truyền nhiễm có được quy định là làm công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm không? Tôi có được nghỉ hưu đúng tuổi khi đủ 55 tuổi đối với nam không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
– Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH
– Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
2. Nội dung tư vấn
– Căn cứ Mục 8 Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại VI, V) và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại IV) ban hành kèm theo Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội như sau:
8. Y TẾ
STT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc | |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V | |||
1 | Điều trị, chăm sóc bệnh nhân cai nghiện. | Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý; tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. | |
2 | Vận hành xử lý hệ thống chất thải và nạo vét cống rãnh trong bệnh viện. | Công việc thủ công, nặng nhọc; thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn, hôi thối và nguồn lây nhiễm cao. | |
3 | Giặt quần áo bệnh nhân bằng tay. | Công việc nặng nhọc, ẩm ướt; thường xuyên tiếp xúc với hoá chất tẩy rửa và các chất bẩn có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao. | |
4 | Sản xuất bột thạch cao (đập đá, sắp đá vào lò, đốt lò, ra lò, xay, đóng hộp). | Công việc thủ công nặng nhọc; chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao, bụi si líc, khí CO, CO2 vượt tiêu chuẩn cho phép. | |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV | |||
1 | Xúc, rửa, thanh trùng dụng cụ, chai lọ dùng trong nghiên cứu, sản xuất, kiểm định các loại vaccin, huyết thanh, chế phẩm sinh học. | Nơi làm việc ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất tẩy rửa (NaOH), các hoá chất độc khác và các nguồn lây nhiễm. | |
2 | Trực tiếp khám, điều trị, phục vụ bệnh nhân ở các khoa (phòng) khám bệnh, cấp cứu tổng hợp của bệnh viện. | Làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao; căng thẳng thần kinh tâm lý. | |
3 | Sửa chữa máy móc, thiết bị y tế tại buồng bệnh và trong phòng thí nghiệm. | Công việc vất vả, tư thế lao động gò bó; thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, hoá chất và môi trường làm việc có nguy cơ lây nhiễm cao. | |
4 | Pha trộn hoá chất với mủ cao su nước. | Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc, nóng, mùi vị khó chịu. | |
5 | Ly tâm cao su. | ảnh hưởng hoá chất độc, mùi vị khó chịu. | |
|
|
|
|
Như vậy, đối với công việc trực tiếp khám, điều trị, phục vụ bệnh nhân ở các khoa (phòng) khám bệnh, cấp cứu tổng hợp của bệnh viện thì được coi là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Trong trường hợp bạn làm việc tại Khoa Truyền nhiễm bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh nếu trực tiếp khám, điều trị, phục vụ bệnh nhân thì được coi là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, điều kiện lao động loại IV.
>>> Luật sư tư vấn về nghề nghiệp nặng nhọc, độc hại qua tổng đài: 1900.6568
– Căn cứ Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:
"Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;
b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này."
Như vậy, theo Điểm b Khoản 2 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu nêu trên thì nếu bạn thuộc đối tượng làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được hưởng lương hưu khi từ đủ 50 tuổi đến 55 tuổi đối với nam, có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.