Với quan niệm sống khá thoáng của giới trẻ hiện nay thì việc quan hệ tình dục dẫn đến có thai trước hôn nhân không phải là hiếm. Một phần trong số đó là các chàng trai bỏ của chạy lấy người, dưới góc độ pháp luật, người con trai sẽ bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Làm người yêu có bầu nhưng không cưới có vi phạm pháp luật không?
Việc nam nữ quan hệ với nhau dẫn đến hệ quả không phải là vấn đề hiếm gặp, tuy nhiên ở góc độ pháp lý chúng ta cần phải xác định những vấn đề sau để trả lời cho câu hỏi “Làm người yêu có bầu nhưng không cưới có vi phạm pháp luật không?”
Thứ nhất, độ tuổi. Đây là vấn đề rất quan trọng bởi nếu, khi cả hai bên có quan hệ tình dục với nhau mà một bên không đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật thì người kia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
Theo quy định tại Điều 145
“1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Có tính chất loạn luân;
d) Làm nạn nhân có thai;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Như vậy, nếu trong trường hợp người đủ 18 tuổi có quan hệ giao cấu với người dưới 16 tuổi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi với mức phạt nặng nhất lên tới 5 năm tù. Còn nếu cả hai người đã đủ 16 tuổi trở lên thì sẽ không bị sao trong trường hợp giao cấu thuận tình.
Thứ hai, hành vi
Như nội dung phân tích ở trên thì việc giao cấu được thực hiên khi có sự tự nguyện của cả hai người, trong đó có một người đã đủ 18 tuổi và một người dưới 16 tuổi thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. Chưa kể những hành vi mang tính chất dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác giao cấu, hoặc cưỡng ép giao cấu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội như tội dâm ô với người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội hiếp dâm,….Hiện nay những trường hợp này không phải còn hiếm gặp. Hằng ngày, trên các mặt báo ta có thể bắt gặp các trường hợp này, hoặc trong quá trình tư vấn chúng tôi cũng rất hay gặp.
Như vậy việc làm người yêu mình có bầu mà không cưới ta có thể hiểu việc bạn trai của bạn chối bỏ trách nhiệm có thể hiểu người này vi phạm phạm trù đạo đức, còn pháp luật hiện hành không điều chỉnh, không can thiệp sâu vào chuyện tình cảm của con người. Tuy nhiên nếu căn cứ vào quy định của luật hình sự thì ta có các trường hợp sau để giải quyết:
Trường hợp một: Thời điểm giao cấu dẫn đến kết quả có thai người nam đã đủ 18 tuổi nhưng người nữ chưa đủ 16 tuổi. Thì trong trường hợp này người nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. Ngoài ra, người nam cũng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người nữ.
Trường hợp hai: thời điểm giao cấu dẫn đến kết quả có bầu của người nữ, cả hai người đã đủ tuổi theo quy định của luật là đã trên 16 tuổi. Thì trong trường hợp này, trừ khi người nam có hành vi cưỡng ép, đe dọa giao cấu, nếu không người nam sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ chịu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của
Có một số trường hợp trong thực tế, để trốn tránh pháp luật, hai bên gia đình thỏa thuận cho các cặp vợ chồng tổ chức đám cưới với nhau. Vấn đề này về mặt đạo đức thì không sai vì để thực hiện trách nhiệm của các bên, nhưng về mặt pháp luật nếu tại thời điểm đó một trong các bên không đủ điều kiện kết hôn là nam phải từ đủ 20 tuổi nữ phải từ đủ 18 tuổi thì không đúng. Vì theo quy định của luật hôn nhân và gia đình thì hành vi này là “Tảo hôn”. Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:
“Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này”
Và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 58 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về hành vi tảo hôn và tổ chức tảo hôn:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án”
2. Cấp dưỡng nuôi con khi không cưới:
Như đã phân tích ở trên, nếu trong trường hợp làm người yêu có bầu mà không cưới thì người nam phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Cụ thể về điều kiện và mức cấp dưỡng như sau: Việc cấp dưỡng được thực hiện trước hết do các bên thỏa thuận, nếu trong trường hơp không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Dù thỏa thuận hay yêu cầu tòa án giải quyết cấp dưỡng cho con thì cũng phải căn cứ dựa trên thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; Và việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Nếu trong trường hợp phải yêu cầu tòa giải quyết về vấn đề cấp dưỡng bên có yêu cầu phải có căn cứ chứng minh người phải thực hiện cấp dưỡng có quan hệ cha con ruột với con của mình.
Cụ thể như sau:
Bước 1: Người có yêu cầu gửi đơn khởi kiện tranh chấp về vấn đề cấp dưỡng lên tòa án nhân dân nơi người có nghĩa vụ cấp dưỡng đang cư trú. Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu chứng minh
– Đơn khởi kiện về việc cấp dưỡng (theo mẫu)
– Bản sao chứng thực giấy chứng minh nhân dân.
– Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu.
– Bản án ly hôn.
– Chứng cứ chứng minh thu nhập của người người cha.
– Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con.
– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa con và người bị kiện yêu cầu cấp dưỡng.
Bước hai: nộp tiền án phí (phải thực hiện việc nộp án phí tòa án mới giải quyết, trừ trường hợp người khởi kiện thuộc đối tượng không phải nộp án phí hoặc được miễn tiền án phí).
Trong quá trình giải quyết tòa án sẽ yêu cầu các bên lên để tiến hành hòa giải thỏa thuận về vấn đề cấp dưỡng. Nếu trong các lần hòa giải các bê vẫn không thống nhất được mức cấp dưỡng cho con thì Tòa sẽ đưa tranh chấp này ra xét xử
3. Trốn tranh cấp dưỡng sẽ bị xử lý như thế nào?
Nếu đã có quyết định của Tòa án mà bên có nghĩa vụ vẫn không thực hiện, trốn tránh việc cấp dưỡng thì tỳ theo tính chất mức độ của hành vi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
3.1 Xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, thì hành vi vi phạm việc cấp dưỡng có thể bị xử lý:
“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật.
2 Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.”
3.2 Xử lý hình sự
Hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn của cha, mẹ nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, theo Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Căn cứ pháp lý:
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
– Bộ luật hình sự năm 2015
– Nghị định 82/2020/NĐ-CP Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã