Làm mất tài sản của bệnh viện có bị xử lý kỷ luật không? Giữ kho làm mất tài sản của bệnh viện, Ban giám đốc xử lý kỷ luật cảnh cáo có đúng không?
Làm mất tài sản của bệnh viện có bị xử lý kỷ luật không? Giữ kho làm mất tài sản của bệnh viện, Ban giám đốc xử lý kỷ luật cảnh cáo có đúng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Trước đây tôi có giữ kho ô xy của Bệnh viện, Tôi có làm mất 30 vỏ chai của công ty cung cấp hơi (Bệnh viện đứng ra hợp đổng mượn số vỏ chai đó) Tôi đã bồi thường số vỏ chai đó cho công ty và phía bên công ty cũng không làm khó dễ gì với bệnh viện. Ban giám đốc đã xử lý kỷ luật cảnh cáo tôi. Cho tôi hỏi Bệnh viện xử lý tôi như vậy có đúng không? Xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Như thông tin bạn cung cấp, bạn là người lao động của Bệnh viện có trách nhiệm trông giữ kho ô xy của Bệnh viện. Bệnh viện có hợp đồng mượn vỏ chai và bạn làm mất. Việc bạn đã bồi thường tiền cho Công ty là quan hệ dân sự còn quan hệ lao động của bạn với người sử dụng lao động là Bệnh viện không theo đó được miễn. Bạn không nêu rõ mình là viên chức hay người lao động thông thường. Trong trường hợp bạn là người lao đông thông thường, “Bộ luật lao động 2019” có các điều khoản quy định về kỷ
"Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
>>> Luật sư tư vấn xử lý kỷ luật lao động qua tổng đài: 1900.6568
Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
3. Sa thải."
Như vậy, bạn có thể dựa vào điều kiện thực tế của tình huống của bên bạn để xác định về quy trình kỷ luật của Bệnh viện với bạn là đúng hay không? Nếu bạn không thuộc vào đối tượng không áp dụng xử lý kỷ luât và quy trình được thực hiện đúng theo quy định thì việc kỷ luật khiển trách, cảnh cáo của Bệnh viện với bạn là không sai.
Nếu bạn là viên chức, thì việc xử lý kỷ luật hình thức khiển trách được áp dụng đối với các hành vi quy định tại Điều 10 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP như sau:
"Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Vi phạm các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
3. Không chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền hoặc không thực hiện công việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng làm việc mà không có lý do chính đáng;
4. Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao;
5. Gây mất đoàn kết trong đơn vị;
6. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng;
7. Sử dụng tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
8. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức."
Theo đó, bạn căn cứ vào thực tế hành vi làm mất đồ là do vi phạm quy định nào nêu trên và Bệnh viện bên bạn đã có nhắc nhở bằng văn bản hay chưa để ra quyết định kỷ luật. Tuy nhiên, hành vi của bạn có thể nằm trong quy định tại Điều 11