Làm lại sổ hộ khẩu bị mất khi không phải là chủ hộ khẩu. Quy định về điều kiện thủ tục để được cấp lại sổ hộ khẩu.
Làm lại sổ hộ khẩu bị mất khi không phải là chủ hộ khẩu. Quy định về điều kiện thủ tục để được cấp lại sổ hộ khẩu.
Tóm tắt câu hỏi:
Sổ hộ khẩu đứng tên mẹ em nhưng nay bị mất, bây giờ em làm con có thể thay mẹ em làm lại được không, xin cám ơn?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Dân sự 2005;
– Luật cư trú sửa đổi bổ sung năm 2013;
– Thông tư
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 24 Luật cư trú sửa đổi bổ sung năm 2013 thì Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Bạn có thể nộp hồ sơ tại trụ sở công an xã, phường, thị trấn thuộc huyện hoặc Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi đang cư trú. Công dân thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì được cấp sổ hộ khẩu mới.
Theo quy định tại Thông tư 35/2014/TT-BCA trường hợp sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Sổ hộ khẩu được đổi, cấp lại có số, nội dung như sổ hộ khẩu đã cấp trước đây.
Hồ sơ đổi, cấp lại sổ hộ khẩu bao gồm:
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu tại thành phố, thị xã thuộc tỉnh và quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
+ Sổ hộ khẩu (đối với trường hợp đổi sổ hộ khẩu do bị hư hỏng) hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với trường hợp đổi từ mẫu sổ cũ đổi sang mẫu số mới).
Cơ quan đăng ký cư trú thu lại sổ hộ khẩu bị hư hỏng hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể và đóng dấu hủy để lưu hồ sơ hộ khẩu.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú phải đổi, cấp lại sổ hộ khẩu.
Thẩm quyền ký sổ: Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Trưởng công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh là người có thẩm quyền ký sổ hộ khẩu.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Ngoài ra, người trong hộ gia đình có trách nhiệm bảo quản, sử dụng sổ hộ khẩu theo đúng quy định. Phải xuất trình sổ hộ khẩu khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng sổ hộ khẩu trái pháp luật. Người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật. Trường hợp cố tình gây khó khăn, không cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp mẹ bạn không thể làm thủ tục được thì có thể ủy quyền lại cho bạn, việc ủy quyền cần được lập thành văn bản và có xác nhận của chính quyền địa phương theo Mục 12 Bộ luật Dân sự 2005.