Làm hư hỏng tài sản của công ty vì sơ xuất phải bồi thường thế nào? Trách nhiệm bồi thường của người lao động khi gây thiệt hại cho người sử dụng lao động.
Làm hư hỏng tài sản của công ty vì sơ xuất phải bồi thường thế nào? Trách nhiệm bồi thường của người lao động khi gây thiệt hại cho người sử dụng lao động.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Công ty luật Dương Gia! Lời đẩu tiên xin gửi tới toàn thể quý công ty lời chúc sức khỏe, thành công và hạnh phúc! Tôi là Tài hiện làm quản lý sản xuất tại 1 công ty nhỏ của Nhật Bản. Vừa qua tôi có vô ý làm hỏng mất lò nung của công ty, xin nhờ Quý công ty tư vấn giúp! Cụ thể như sau: Theo chỉ thị của tôi công nhân có đem bột mài đi vệ sinh bằng dung môi pha xăng sau đó đem rửa lại bằng nước sạch. Sau khi rửa lại bằng nước thì cho lại vào lò sấy khô ở 100 độ C. Do không lường trước được là dung môi pha xăng còn sót lại sau khi rửa bằng nước nên đã dẫn đến nổ trong lò làm hỏng lò. Do công ty tôi quy mô nhỏ khoảng 30 công nhân viên. Bộ phận sửa chữa máy móc cũng không có nên tôi phải kiêm nhiệm. Tôi cũng không hiểu nhiều về máy móc cho lắm, công ty cũng không có chỉ thị quy định chất cấm cho vào lò. Về tình trạng của lò: lò mua bên Trung Quốc với giá 250 triệu, đến nay đã sử dụng được 3 năm. Tôi xin quý công ty tư vấn giúp là trong trường hợp phải bồi thường tôi sẽ phải bồi thường bao nhiêu và hình thức bồi thường như thế nào trong trường hợp phải mua lò mới? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
I. Cơ sở pháp lý:
II. Luật sư tư vấn:
Về bồi thường thiệt hại trong quá trình lao động, khoản 1 Điều 130 “Bộ luật lao động 2019” quy định như sau:
"1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này."
Bạn không trình bày rõ bạn đang làm việc tại vùng mấy, tuy nhiên theo quy định tại Điều 3 Nghị định 122/2015/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng cao nhất hiện nay (được áp dụng cho vùng I) là 3.500.000 đồng. Theo thông tin bạn cung cấp, chiếc lò bị hỏng có giá trị khi mua mới là 250 triệu và đã được sử dụng 3 năm. Hơn nữa, việc nổ lò bạn không hề biết trước và do sơ suất nên bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 32 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:
"2. Người lao động phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 605 Bộ luật dân sự 2005 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
"2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình."
Như vậy, trong trường hợp này bạn vẫn phải bồi thường thiệt hại cho công ty, tuy nhiên vì thiệt hại xảy ra không do lỗi hoàn toàn ở bạn nên bạn chỉ bồi thường tương ứng với mức độ lỗi và khả năng kinh tế của mình. Mức bồi thường thiệt hại cụ thể, bạn và công ty có thể thỏa thuận với nhau, nếu không thỏa thuận được, một trong các bên có quyền nộp đơn khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết.