Thẻ căn cước có thay thế hộ chiếu không? Có được làm hộ chiếu tại nơi có KT3 không? Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông tại nơi tạm trú? Điều kiện và thủ tục cấp hộ chiếu?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về hồ sơ, thủ tục và thời gian làm hộ chiếu theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật hành chính khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Hộ chiếu là một loại giấy tờ tùy thân của công dân trong việc xuất cảnh khỏi đất nước và nhập cảnh trở lại từ nước ngoài. Ở Việt Nam hộ chiếu quốc gia gồm ba loại: Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông. Nếu như hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ là hai loại hộ chiếu đặc thù được cấp cho công dân thuộc diện được cử hoặc quyết định cho ra nước ngoài theo nhiệm vụ, công việc thì hộ chiếu phổ thông là loại hộ chiếu được cấp cho mọi công dân. Vậy để được cấp hộ chiếu phổ thông công dân cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện trình tự, thủ tục ra sao?
Qua bài viết này, Luật Dương Gia sẽ giúp mọi người nắm rõ quy định của pháp luật về việc cấp hộ chiếu phổ thông, tránh được những vướng mắc không cần thiết khi chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục.
Hiện nay, việc cấp chiếu phổ thông được thực hiện cho cả công dân Việt Nam ở trong nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài. Tùy theo từng trường hợp mà người đề nghị cấp Hộ chiếu sẽ phải chuẩn bị hồ sơ và thực hiện trình tự, thủ tục khác nhau theo quy định của pháp luật.
Tư vấn về trình tự, hồ sơ, thủ tục xin cấp hộ chiếu mới nhất: 1900.6568
Thứ nhất, hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu:
Hồ sơ xin cấp Hộ chiếu được quy định tại Nghị định 94/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 136/2007/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn liên quan, theo đó ở mỗi trường hợp khác nhau thì hồ sơ đề nghị cấp Hộ chiếu cũng cần các giấy tờ, tài liệu khác nhau, cụ thể:
– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định.
Lưu ý:
+ Đối với tờ khai để cấp hộ chiếu cho trẻ dưới 14 tuổi phải do cha, mẹ hoặc người giám hộ khai, ký thay. Nếu việc khai và ký thay do người giám hộ thực hiện phải có bản sao, bản chụp có chứng thực giấy tờ chứng minh quyền giám hộ hoặc xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu nếu không chứng thực.
+ Trường hợp cha hoặc mẹ có con dưới 9 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình.
+ Trường hợp ủy thác nộp hồ sơ: Tờ khai phải có xác nhận của Thủ trưởng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy thác và đóng dấu giáp lai ảnh, kèm theo văn bản của bên nhận ủy thác gửi cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh đề nghị cấp hộ chiếu cho người ủy thác (hoặc danh sách những người đề nghị giải quyết)
– Bản sao giấy khai sinh đối với trường hợp cấp hộ chiếu cho người dưới 14 tuổi
– 02 ảnh mới chụp (4cm x 6cm), mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng. Đối với trẻ dưới 9 tuổi đi cùng nộp ảnh cỡ 3cm x 4cm.
Ngoài các loại giấy tờ, tài liệu trên, người đề nghị cấp hộ chiếu nộp hồ sơ trực tiếp cần chuẩn bị chứng minh nhân dân và sổ tạm trú (nếu xin cấp ở nơi tạm trú) để kiểm tra, đối chiếu. Với trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện cần gửi kèm theo bản chụp giấy chứng minh nhân dân còn giá trị.
Thứ hai, về trình tự thủ tục xin cấp Hộ chiếu:
Căn cứ văn bản pháp luật hiện hành, chúng tôi chia thủ tục cấp Hộ chiếu gồm ba bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người đề nghị cấp Hộ chiếu nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền:
– Công dân Việt Nam ở trong nước tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố Trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú. Trong trường hợp cấp thiết cần hộ chiếu gấp có thể nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ công an
– Người Việt Nam ở nước ngoài nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ ban đầu:
– Người nộp hồ sơ nộp hồ sơ và lệ phí cấp hộ chiếu theo quy định.
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
–
Bước 3: Trả kết quả.
Cơ quan thực hiện cấp Hộ chiếu giao Hộ chiếu cho người nộp hồ sơ
Thứ ba, về thời gian thực hiện thủ tục cấp hộ chiếu:
– Thời gian thực hiện thủ tục cấp hộ chiếu cho công dân Việt Nam ở trong nước theo quy định tại Nghị định 94/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định
– Thời hạn cấp hộ chiếu cho công dân Việt Nam ở nước ngoài, căn cứ theo Khoản 2 Điều 16 Nghị định 136/2007/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 94/2015/NĐ-CP) là không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trong trường hợp cần xác minh, thời hạn 5 ngày làm việc được xác định kể từ khi Cơ quan đại diện ngoại giao nhận được thông báo kết quả xác minh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Công dân khi thực hiện thủ tục cần chú ý, nếu ngày làm việc trùng hoặc liền với ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ, Tết thì thời gian thực hiện thủ tục sẽ được cộng thêm số ngày nghỉ.
Các lưu ý về hồ sơ, trình tự, thủ tục và thời gian xin cấp Hộ chiếu:
– Trường hợp cấp thiết cần hộ chiếu gấp được quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư 29/2016/TT-BCA, gồm:
+ Người cần đi nước ngoài để chữa bệnh ( phải có giấy tờ chỉ định của bệnh viện)
+ Người có thân nhân ruột thịt ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết cần phải đi gấp để giải quyết (phải có giấy tờ chứng minh những sự việc đó)
+ Cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân viên trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có nhu cầu xuất cảnh gấp (phải có văn bản đề nghị của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc).
+ Trường hợp có lý do cấp thiết khác đủ căn cứ.
– Trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài xin cấp hộ chiếu cần xác minh, người đề nghị cấp hộ chiếu phải khai báo các yếu tố nhân sự và các thông tin liên quan hỗ trợ cho việc xác định: địa chỉ trường trú hoặc tạm trú ở trong nước trước khi xuất cảnh, chi tiết giấy tờ xuất nhập cảnh (loại giấy, số ngày và cơ quan cấp), thân nhân ở Việt Nam; nộp giấy tờ chứng minh thông tin liên quan nêu trên (nếu có).
Mục lục bài viết
1. Thẻ căn cước có thay thế hộ chiếu không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, năm 2016 có quy định về làm thẻ căn cước cho công dân, hiện tại tôi đang chuẩn bị thủ tục đi đổi thì tôi đi đâu để đổi, hiện tại tôi đang ở Thành phố Hồ chí minh. Nếu tôi được cấp thẻ căn cước rồi thì có cần phải có hộ chiếu nữa không? Thẻ căn cước này có được sử dụng thay cho hộ chiếu không?
Luật sư tư vấn:
Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Theo quy định của Luật căn cước công dân 2014 có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2016 thẩm quyền cấp thẻ căn cước được áp dụng như sau:
+ Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
+ Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
+ Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Nếu bạn đang ở Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể liên hệ trực tiếp phòng cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH Công an Thành Phố Hồ Chí Minh để làm thủ tục.
Đối với trường hợp được cấp thẻ căn cước, việc sử dụng thay cho hộ chiếu chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất định. Theo quy định tại Điều 20 Luật căn cước công dân 2014.
“Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.”
Nếu thuộc một trong những trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau thì khi đó thẻ căn cước sẽ thay thế cho hộ chiếu khi nhập cảnh, xuất cảnh.
2. Có được làm hộ chiếu tại nơi có KT3 không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đã đăng kí tạm trú tại Thành phố Hồ Chí Minh và đã có sổ KT3. Vậy nay, tôi muốn làm hộ chiếu tại Thành phố Hồ Chí Minh được không hay phải về chính nơi đăng kí thường trú và thời gian để được cấp hộ chiếu là bao lâu?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 15 khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5 Nghị định 136/2007/NĐ-CP về quản lí xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 65/2012/NĐ-CP:
“1. Công dân Việt Nam ở trong nước đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh theo một trong các cách sau đây:
a) Trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc nơi đang tạm trú.
b) Gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú và đề nghị được nhận kết quả qua đường bưu điện. Việc gửi hồ sơ và nhận kết quả qua đường bưu điện thực hiện theo thủ tục do Bộ Công an và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam quy định.
c) Ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. Việc ủy thác thực hiện theo quy định của Bộ Công an.”
2. Trường hợp cấp thiết cần hộ chiếu gấp (do Bộ Công an quy định) người đề nghị có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an.
3. Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu (1 bộ) gồm có:
a) Trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ, nêu tại các Điểm a và c Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP, hồ sơ gồm:
– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông (theo mẫu quy định).
Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai; nếu cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 9 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình.
– Bản sao giấy khai sinh của trẻ em dưới 14 tuổi.
Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn giá trị của người đề nghị cấp hộ chiếu để kiểm tra, đối chiếu.”
b) Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, nêu tại điểm b khoản 1 Điều này:
– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định, có xác nhận của Trưởng Công an phường, xã nơi đăng ký thường trú.
– Bản chụp giấy chứng minh nhân dân còn giá trị.
5. Thời hạn giải quyết hồ sơ và trả kết quả:
a) Đối với các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả kết quả trong thời hạn không quá 8 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
b) Đối với trường hợp nêu tại khoản 2 Điều này, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả kết quả trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.”
Đối với trường hợp của bạn, nếu bạn đã có sổ KT3 thì bạn hoàn toàn có thể nộp hồ sơ xin cấp hộ chiếu tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nơi mà mình đăng ký tạm trú và thời gian để nhận hộ chiếu là 8 ngày làm việc nếu cơ quan nhận hồ sơ là cơ quan Quản lý xuất nhập khẩu công an Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc 5 ngày làm việc nếu cơ quan nhận hồ sơ là Cục quản lí xuất nhập cảnh – Bộ công an.
3. Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông tại nơi tạm trú
Tóm tắt câu hỏi:
Dạ em chào luật sư! Em đang có dự định đi du lịch nên em muốn làm passport, nhưng hiện tại em không còn ở với gia đình nữa mà đã chuyển sang một quận khác và đang thuê nhà. Vậy em cần những thủ tục gì để làm passport. Em mong được luật sư tư vấn và em xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, bạn muốn cấp hộ chiếu phổ thông. Trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định 136/2007/NĐ-CP như sau:
* Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu gồm có:
– Đối với trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ:
+ Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định.
Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai; nếu cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 14 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình.
+ Bản sao giấy khai sinh của trẻ em dưới 14 tuổi.
Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân của người đề nghị cấp hộ chiếu còn giá trị để đối chiếu.
– Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện:
+ Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định, có xác nhận của Trưởng Công an phường, xã nơi đăng ký thường trú.
+ Bản chụp giấy chứng minh nhân dân còn giá trị.
Luật sư tư vấn thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông:1900.6568
* Nơi thực hiện thủ tục hành chính: Phòng quản lý xuất nhập cảnh nơi bạn có hộ khẩu thường trú hoặc tại nơi bạn tạm trú.
* Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc – 08 ngày làm việc.
* Lệ phí: 200.000 đồng.
Theo quy định trên, nơi cấp hộ chiếu phổ thông có thể là nơi bạn có hộ khẩu thường trú hoặc nơi bạn có tạm trú. Do đó, bạn có thể về nơi bạn có hộ khẩu thường trú hoặc bạn tới nơi bạn đang tạm trú để thực hiện thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông. Tuy nhiên, nếu bạn tới nơi bạn đang tạm trú để cấp hộ chiếu phổ thông thì bạn phải có sổ tạm trú KT3.
4. Điều kiện và thủ tục cấp hộ chiếu
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi vừa mới hoàn thanh xong nghĩa vụ chấp hành án hình sự tháng 9 năm 2017. Giờ tôi có việc đi du lịch với gia đình nên tôi làm hộ chiếu. Vậy thì không biết tôi đã chấp hành án xong hình phạt tù thì có được bên quản lý xuất nhập cảnh cấp hộ chiếu cho tôi không. Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Hộ chiếu là một loại giấy tờ để nhận dạng cá nhân và quốc tịch của người giữ, khi sang quốc gia khác. Trước đây, tại hầu hết các quốc gia, hộ chiếu là một cuốn sổ nhỏ có nhiều trang để lưu những thị thực cho phép nhập cảnh.
Do bạn không cung cấp đầy đủ thông tin là bạn phạm tội gì, đã chấp hành xong tất cả các nghĩa vụ khi chấp hành xong hình phạt hình sự hay không nên chúng tôi không thể tư vấn chính xác cho bạn nên có thể căn cứ vào các quy định của pháp luật để tư vấn cho bạn.
Theo quy định tại Điều 21 Nghị Định 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định:
“Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
4. Đang có nghĩa vụ chấp hành
5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.”
Từ quy định trên, công dân Việt Nam nếu đang chấp hành bản án hình sự, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được phép xuất cảnh trong thời gian đó.
Nếu có nghĩa vụ chấp hành bản án và đã chấp hành xong thì công dân đó được phép xuất cảnh sang nước ngoài.
Trường hợp bạn đã chấp hành xong bản án, đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh. Bạn có thể làm hộ chiếu tại Cục quản lý xuất nhập cảnh.
Hồ sơ bao gồm:
– 01 tờ khai theo mẫu quy định;
– 02 ảnh mới chụp, cỡ 4 x 6 cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng;
– Bản sao hoặc bản chụp giấy tờ dùng làm căn cứ để cấp hộ chiếu.
– Bản sao hoặc bản chụp giấy tờ chứng minh người đề nghị cấp hộ chiếu đang có mặt ở nước sở tại.
Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam quyết định cấp hộ chiếu và trả kết quả cho người đề nghị.
Trường hợp thấy hồ sơ không đủ căn cứ để cấp hộ chiếu thì cơ quan đại diện Việt Nam yêu cầu người đó khai báo rõ ràng các yếu tố nhân sự và đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an xác minh. Yếu tố nhân sự của một người bao gồm: yếu tố nhân thân và thông tin liên quan hỗ trợ cho việc xác định một người như địa chỉ thường trú hoặc tạm trú ở trong nước trước khi xuất cảnh, chi tiết giấy tờ xuất nhập cảnh (loại giấy, số, ngày và cơ quan cấp), thân nhân tại Việt Nam.
Trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh về yếu tố nhân sự của người đề nghị, Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản cho cơ quan đại diện Việt Nam.
Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, người đứng đầu cơ quan đại diện Việt Nam xem xét, quyết định việc cấp hộ chiếu và trả lời kết quả cho người đề nghị