Cấp dưỡng cho con là nghĩa vụ được đặt ra đối với người không trực tiếp nuôi con. Nghĩa vụ này được quy định cụ thể và rõ ràng trong bản án/ quyết định ly hôn của Toà án ban hành. Vậy trong trường hợp người chồng không trực tiếp nuôi con, phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn nhưng chồng cũ không thực hiện nghĩa vụ này thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định của pháp luật hiện hành về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn:
- 2 2. Làm gì khi chồng cũ không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn?
- 3 3. Sau khi có bản án/quyết định của Toà án thì làm thế nào để yêu cầu chồng cũ cấp dưỡng cho con?
- 4 4. Người chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn sẽ bị xử phạt như thế nào?
1. Quy định của pháp luật hiện hành về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phải thực hiện quyền và nghĩa vụ sau:
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi con;
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con;
– Người không trực tiếp nuôi con có quyền và thực hiện nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được phép cản trở.
Như vậy, theo quy định này thì sau khi cha mẹ ly hôn thì quan hệ hôn nhân giữa hai người chấm dứt nhưng nghĩa vụ của người làm cha, làm mẹ vẫn còn tiếp tục được thực hiện. Theo quy định trên thì sau khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì thì cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con trong khi con chung thuộc một trong các đối tượng sau:
– Con chưa thành niên;
– Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động;
– Con đã thành niên nhưng không có tài sản để tự nuôi mình.
Như vậy, khi giải quyết ly hôn, Toà án sẽ giải quyết và yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con chung thuộc các đối tượng đặc biệt nêu trên.
2. Làm gì khi chồng cũ không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn?
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn là nghĩa vụ bắt buộc đối với người không trực tiếp nuôi con. Đã là quy định bắt buộc của pháp luật thì người người thuộc đối tượng điều chỉnh của luật này sẽ phải thực hiện theo quy định. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, nhiều trường hợp sau khi ly hôn và có bản án/ quyết định của Toà án có thẩm quyền xét xử thì người chồng là người không trực tiếp nuôi con trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Hoặc trong một số trường hợp, người chồng cũ chỉ cấp dưỡng cho con trong 01 – 02 tháng đầu tiên sau khi ly hôn và sau đó hoàn toàn không thực hiện nghĩa vụ. Từ đó khiến cho người vợ trở nên vất vả hơn, một mình trang trải để đảm bảo việc chăm nom con tốt nhất.
Vậy, trong trường hợp chồng cũ là người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn nhưng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì phải giải quyết như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được cấp dưỡng thì có quyền yêu cầu Toà án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (trong trường hợp này là người chồng) phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đó.
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật về Tố tụng dân sự và pháp luật về Hôn nhân và gia đình thì ngoài những cá nhân nêu trên, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây cũng có quyền yêu cầu Toà án buộc người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi người đó trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đó:
– Người thân thích của người có quyền được nhận cấp dưỡng;
– Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình;
– Cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 3 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì những cá nhân, cơ quan, tổ chức khác không thuộc hai nhóm đối tượng đã phân tích ở trên khi phát hiện được hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi vợ chồng ly hôn thì có thể đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em và Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Toà án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
Như vậy, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng như quy định của pháp luật về Tố tụng dân sự thì khi người chồng cũ không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thì người vợ có quyền khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án giải quyết vấn đề nghĩa vụ cấp dưỡng, buộc người chồng cũ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chung theo bản án/ quyết định của Toà án.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Toà án có thẩm quyền giải quyết việc khởi kiện yêu cầu chồng cũ cấp dưỡng là Toà án nhân dân cấp quận/ huyện nơi người chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cư trú, có nghĩa là nơi chồng cũ thường trú hoặc tạm trú.
3. Sau khi có bản án/quyết định của Toà án thì làm thế nào để yêu cầu chồng cũ cấp dưỡng cho con?
Sau khi có bản án hoặc quyết định của Toà án có thẩm quyền tuyên bố yêu cầu người chồng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì người vợ có quyền yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp, cùng lãnh thổ với cơ quan Toà án thực hiện thẩm quyền thi hành án.
Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Văn bản hợp nhất Luật Thi hành án dân sự năm 2020 thì kể từ ngày bản án hoặc quyết định của Toà án giải quyết vấn đề cấp dưỡng có hiệu lực thì người vợ có quyền yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định Thi hành án, yêu cầu người chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, người vợ cần phải lưu ý thời hạn yêu cầu thi hành án như sau:
– Nếu trong bản án hoặc quyết định của Toà án có nêu rõ thời hạn cấp dưỡng thì 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ cấp dưỡng đến hạn;
– Trong trường hợp bản án hoặc quyết định của Toà án quy định cấp dưỡng theo định kỳ như theo tháng, quý hoặc năm… thì thời hiệu 05 năm được tính cho từng kỳ kể từ ngày đến hạn.
Để có thể yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự yêu cầu người chồng cũ thực hiện nghĩa vụ có phải yêu cầu bằng cách nộp đơn trực tiếp đến cơ quan Thi hành án hoặc trình bày bằng lời nói hoặc nộp đơn qua bưu điện đến cơ quan Thi hành án dân sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Văn bản hợp nhất Luật Thi hành án dân sự năm 2020 thì khi yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự thi hành án phải nộp kèm bản án hoặc quyết định của Toà án cũng như những tài liệu khác có liên quan.
Cũng theo quy định tại Điều 31 Văn bản hợp nhất Luật Thi hành án dân sự năm 2020 thì khi tiếp nhận hồ sơ của bên có quyền yêu cầu cấp dưỡng thì chấp hành viên của cơ quan Thi hành án dân sự phải có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ yêu cầu và các tài liệu, chứng cứ kèm theo. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì chấp hành viên có nghĩa vụ thông báo và hướng dẫn người có quyền sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì chấp hành viên tiếp nhận hồ sơ và có nghĩa vụ ra thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc đối với từng trường hợp sau:
– Ra quyết định thi hành án dân sự;
– Nếu từ chối thi hành án thì ra thông báo bằng văn bản gửi đến người yêu cầu.
Theo đó, khi cơ quan Thi hành dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án nhưng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định thi hành án có hiệu lực mà người chồng không tự nguyện thi hành án- thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình thì sẽ bị cơ quan Thi hành án dân sự áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Người chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn sẽ bị xử phạt như thế nào?
Tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra của từng hành vi vi phạm thì người chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quyết định/ bản án của Toà án thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể mức xử phạt như sau:
4.1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn:
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 64
4.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì khi người chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định/ bản án của Tòa án mà trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Như vậy, nếu không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng của người được cấp dưỡng thì người chồng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ có thể bị phạt tù với mức phạt cao nhất đến 02 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Văn bản hợp nhất Luật Thi hành án dân sự năm 2020;
–