Vì thiếu nợ cho A nên B bảo A cầm máy tính làm bảo đảm cho việc trả nốt số tiền nhưng A bỏ trốn cùng chiếc máy tính. Hành vi của A bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
A cho B vay 200.000 đồng nhưng sau đó nhắn tin đòi B nhưng B chưa có. Sau đó B bảo ở phòng có một cái máy tính xách tay và có nói A cầm tạm để B nghĩ cách kiếm tiền. Nhưng sau đó, A biến mất cùng chiếc máy tính này luôn. Vậy mức hình phạt dành cho A là như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Trước tiên, cần xác định rằng, việc bạn trao quyền sở hữu chiếc máy tính cho A là để bạn đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ số tiền đã vay như đã nói ở trên. Theo quy định của pháp luật dân sự thì giao dịch có thể thực hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi. Chiếc máy tính không là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, không thuộc các trường hợp giao dịch bắt buộc phải thực hiện bằng văn bản. Cho nên trong trường hợp này giao dịch giữa A và B được coi là hợp pháp.
Xem xét các yếu tố về hành vi, nhận thấy A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; hoặc vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.” (Điều 175
Người phạm tội có các hành vi mô tả tại điểm a và b khoản 1 Điều 175. Nhìn chung, đó là hành vi “bội tín”, bởi được người khác tin tưởng, giao cho tài sản nên nhân cơ hội đó chiếm đoạt tài sản được giao. Cụ thể là một trong những hành vi như sau:
– Nhận được tài sản bằng các hình thức hợp pháp nhưng sau đó dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó;
– Nhận được tài sản bằng các hình thức hợp pháp nhưng sau đó bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó. Trong trường hợp này, cần hết sức chú ý xem xét một cách toàn diện để xác định có phải người có hành vi bỏ trốn để nhằm chiếm đoạt tài sản hay không. Nếu việc bỏ trốn vì một lý do khác (sợ bị xiết nợ, bắt, gây thương tích…) thì việc bỏ trốn không cấu thành tội này.
– Nhận được tài sản bằng các hình thức hợp pháp nhưng sau đó dùng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng hoàn trả.
– Nhận được tài sản bằng cách thức hợp pháp nhưng đến thời hạn trả mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.
Tội phạm hoàn thành khi người nhận được tài sản có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để giữ lại tài sản hoặc định đoạt tài sản không theo cam kết. Cũng coi là tội phạm hoàn thành khi người nhận được tài sản bỏ trốn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng hoàn trả. Cũng cần phân biệt rằng, việc dùng thủ đoạn gian dối trước khi nắm quyền sở hữu tài sản để nhằm chiếm được tài sản lại cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong khi với hành vi có được tài sản rồi sau đó bằng thủ đoạn bội tín, gian dối chiếm đoạt tài sản lại cấu thành tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trong trường hợp này, bạn cần phải xem xét việc “biến mất” của A có phải là hành vi bỏ trốn nhằm chiếm đoạt chiếc máy tính của bạn không?
Luật sư
Nếu hành vi của A thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì tùy thuộc vào giá trị tài sản và hành vi mà A thực hiện việc chiếm đoạt pháp luật có quy định về khung hình phạt cụ thể. Do bạn không nói rõ giá trị của chiếc máy tính, đồng thời căn cứ trên giá trị thực tế của mặt hàng máy tính nói chung thì có thể suy luận chiếc máy tính có giá trị đến dưới 200.000.000 đồng. Cụ thể:
– Trường hợp giá trị tài sản chiếm đoạt từ 4.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm;
– Chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+) Có tổ chức;
+) Có tính chất chuyên nghiệp;
+) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
+) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+) Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hai khung hình phạt trên nếu chứng minh được hành vi của A mang đủ dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Mục lục bài viết
- 1 1. Phân biệt Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- 2 2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- 3 3. Phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- 4 4. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
1. Phân biệt Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Phân biệt Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
…”
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
…”
Dấu hiệu để phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) và tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175) chính là hành vi khách quan của tội phạm:
Cả 2 tội trên người phạm tội đều có thủ đoạn “gian dối” và hành vi “tự nguyện giao tài sản” (dựa trên sự tín nhiệm) của nạn nhân. Tuy nhiên, thời điểm xuất hiện thủ đoạn gian dối là khác nhau:
– Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174): Thủ đoạn gian dối xuất hiện ngay từ đầu, người phạm tội cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm làm cho người khác tin đó là sự thật nhằm chiếm đoạt tài sản. (Xuất hiện trước hành vi chiếm đoạt).
– Đối với tội lạm dụng tín nhiệm (Điều 175): Việc giao và nhận hoàn toàn ngay thẳng dựa trên hợp đồng (vay, mượn, thuê..) và sự tín nhiệm (người quen biết..). Sau khi có được tài sản mới xuất hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn bỏ trốn hoặc đánh tráo, hoặc gian dối là bị mất…Không trả lại tài sản do không có khả năng hoàn trả vì đã sử dụng vào mục đích bất hợp pháp như đánh bạc, cầm đồ…
2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là các tội liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu.
Căn cứ pháp luật:
– Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
– Tội lạm dụng tím nhiệm chiếm đoạt tài sản: Điều 175 Bộ luật hình sự 215, sửa đổi bổ sung 2017
1. Giống nhau
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản giống nhau ở sự lạm dụng lòng tin của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu.
2.Khác nhau
– Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
+ Dựa vào lòng tin có sẵn đối với chủ sở hữu tài sản
+ Người phạm tội có tài sản trong tay do lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt
+ Ý định phạm tội chỉ có khi đã thực hiện hoặc thanh toán hợp đồng
– Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
+ Lòng tin do người phạm tội tạo ra
+ Vì tạo ra lòng tin nên người phạm tội có tài sản trong tay
+ Ý định phạm tội có ngay từ khi ký kết hợp đồng.
3. Phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư. Tôi có bán 2 gốc cây đinh lăng trị giá 1 triệu đồng, người mua hứa qua ngày sau trả tiền. Nhưng tôi đợi cả 3 tuần rồi mà người mua không quay lại trả tiền. Tôi đã có liên lạc qua số điện thoại nhưng tắt máy, ra đến nhà thì lẩn tránh tôi. Trong trường hợp này tôi nên làm như thế nào? Giải quyết làm sao và người mua đó có phạm tội lừa đảo không? Tôi có thể làm đơn để tôi gửi lên ban công an giải quyết được không? Mong luật sư giải đáp cho tôi. Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
…”
Yếu tố cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
– Chủ thể: Là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, và không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
– Khách thể: Quan hệ sở hữu: Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu thêm trách nhiệm hình sự về tội khác.
– Mặt khách quan của tội phạm:
+ Hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ; giả danh tổ chức ký kết hợp đồng.
Lưu ý: Gian dối là đặc trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng không phải mọi hành vi gian dối đếu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
+ Hậu quả: Người phạm tội đã chiếm được tài sản (hoặc giữ được tài sản trong trường hợp dùng thủ đoạn gian dối trao tài sản nhưng lại không trao).
– Mặt chủ quan của tội phạm
+ Lỗi cố ý
+ Mục đích: chiếm đoạt tài sản; thực hiện được thủ đoạn gian dối (mong muốn người khác tin mình).
Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
…”
Các yếu tố cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
– Chủ thể
+ Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
+ Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
– Khách thể: Quan hệ sở hữu: Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu thêm trách nhiệm hình sự về tội khác.
– Mặt khách quan của tội phạm:
+ Hành vi: bao gồm các giai đoạn:
+) Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản hoặc hợp đồng khác
+) Sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện như cam kết trong hợp đồng, sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.
+ Hậu quả: người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản, hoặc đã bỏ trốn, hoặc không còn khả năng trả lại tài sản.
Người phạm tội chiếm đoạt được tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên, nếu tài sản có giá trị dưới 4 triệu đồng thì phải kèm theo điều kiện đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì mới cấu thành tội phạm.
– Mặt chủ quan của tội phạm:
+ Lỗi cố ý
+ Mục đích: chiếm đoạt tài sản
Như vậy, để phân biệt Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi cung cấp thông tin gian dối làm cho người khác đó tin là sự thật, giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản; còn Tội lạm dụng tín nhiệm đoạt tài sản là hành vi có được tài sản thông qua giao dịch hợp pháp rồi sau đó dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản hoặc đến thời hạn trả mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.
Mục đích chiếm đoạt tài sản của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có trước khi người phạm tội có được tài sản chiếm đoạt từ chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Trong khi mục đích chiếm đoạt tài sản trong Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có sau khi người phạm tội nhận được tài sản chiếm đoạt từ chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.
Mặt khác, điều kiện về giá trị tài sản mà người phạm tội chiếm đoạt đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là từ 2 triệu trở lên, Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là từ 4 triệu trở lên.
Theo như bạn trình bày, có người hỏi mua bạn 2 gốc cây đinh lăng trị giá 1 triệu đồng, có hứa quay lại trả tiền nhưng sau đó trốn không trả tiền. Nếu ngay từ đầu người này đã có ý định chiếm đoạt 1 triệu đồng của bạn và gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nếu sau khi nhận được 2 gốc cây đinh lăng, người mua nảy sinh ý định chiếm đoạt số tiền 1 triệu đồng, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản người khác.
Nếu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.
…”
Đối với hành vi của người mua gốc cây đinh lăng đã có dấu hiệu tội phạm, bạn nên làm đơn tố cáo tới Cơ quan công an cấp huyện nơi người mua cây của bạn đang sinh sống hoặc nơi bạn đang cư trú để yêu cầu giải quyết.
4. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Tôi có 1 chiếc điện thoại trị giá 5 triệu đồng, điện thoại của tôi bị rơi và tôi có đem đi sửa, tôi có nhờ anh Hà Thế Tuyên là chồng của chị Hà Thị Thoại lấy hộ chiếc điện thoại khi chiếc điện thoại được sửa xong. Sau khi anh Tuyên đem điện thoại của tôi về nhà thì bị chị Thoại cầm giữ, anh Tuyên đã yêu cầu chị Thoại đưa trả điện thoại để trả lại cho tôi, nhưng chị Thoại không đưa và nói dối anh Tuyên là đã đem trả chiếc điện Thoại đó cho chồng tôi. Và đến giờ đã được nửa tháng mà chị Thoại vẫn cố tình nắm giữ chiếc điện thoại không chịu trả cho tôi. Từ những sự việc trên, tôi có thể tố cáo Chị Thoại vì tội dùng thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của tôi không? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp này của bạn phải xem xét hành vi gian dối của chị Thoại có từ thời điểm nào. Nếu hành vi gian dối có từ trước khi lấy điện thoại từ tay anh Tuyên thì chị Thoại có thể phạm tội
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
…”
Dấu hiệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên, không rơi vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự. Người từ đủ 14 tuổi trở lên phạm tội này nếu vi phạm khoản 3, khoản 4 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Hành vi: Người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn lừa đảo. Thủ đoạn lừa đảo được hiểu là cách thức người phạm tội bằng cử chỉ, hành động, lời nói…làm cho người có tài sản hiểu theo ý muốn của người phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản.
Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi giá trị tài sản từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 Điều 174 nêu trên.
Lỗi: Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý.
Như vậy, nếu chị Thoại có hành vi nói dối anh Tuyên là chị sẽ mang điện thoại đi trả cho bạn hộ cho anh Tuyên và giá trị tài sản từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 Điều 174 nêu trên thì chị Thoại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 nếu thỏa mãn các dấu hiệu sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
…”
Dấu hiệu tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên, không rơi vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự. Người từ đủ 14 tuổi trở lên phạm tội này nếu vi phạm khoản 3, khoản 4 Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Hành vi: Người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thông qua giao dịch như hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản…Sau đó, người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản hoặc đến thời hạn trả mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả
Hậu quả: Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 4 triệu đồng trở lên hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Lỗi: Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý.
Nếu chị Thoại thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thông qua hợp đồng mượn, sau đó dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản và giá trị tài sản từ 4 triệu đồng trở lên hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chị Thoại đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Luật sư tư vấn vấn đề chiếm đoạt tài sản qua tổng đài:1900.6568
Như vậy, với hành vi của chị Thoại thì bạn hoàn toàn có quyền tố cáo đến cơ quan công an để cơ quan công an điều tra và xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự hay xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.