Hiện nay, thông tin về lãi suất tiền gửi ngân hàng luôn luôn được người dân quan tâm, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và các hoạt động đầu tư tìm kiếm lợi nhuận. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì lãi tiền gửi ngân hàng có phải chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Mục lục bài viết
1. Lãi tiền gửi ngân hàng có chịu thuế TNCN không?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư
– Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc theo thỏa thuận vay, ngoại trừ tiền lãi gửi nhận từ các tổ chức tín dụng/chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
– Cổ tức nhận được từ hoạt động góp vốn mua cổ phần trong doanh nghiệp;
– Lợi tức nhận được do quá trình tham gia góp vốn vào loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, loại hình công ty hợp doanh, vốn vào hợp tác xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, và các hình thức kinh doanh khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về hợp tác xã, hoặc lợi tức nhận được từ hoạt động tham gia góp vốn vào quá trình thành lập tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng, lợi tức nhận được từ hoạt động góp vốn vào quỹ đầu tư chứng khoán hoặc góp vốn vào các quỹ đầu tư khác được thành lập và hoạt động hợp pháp theo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Tuy nhiên cần phải lưu ý, không tính vào thu nhập chịu thuế từ hoạt động đầu tư vốn đối với lợi tức của các doanh nghiệp tư nhân hoặc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu;
– Phần tăng thêm của giá trị vốn góp nhận được khi thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, thực hiện thủ tục chia tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi tiến hành hoạt động rút vốn theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
– Thu nhập từ lãi trái phiếu, lãi tính phiếu và các loại giấy tờ tài liệu có giá khác do các tổ chức phát hành;
– Các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trong đó bao gồm cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, góp vốn đầu tư bằng danh tiếng, góp vốn đầu tư bằng quyền sử dụng đất, bằng phát minh sáng chế theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
– Thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu, thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, lãi tiền gửi được miễn thuế thu nhập cá nhân là các khoản thu nhập cá nhân nhận được từ lại gửi bằng đơn vị đồng Việt Nam, vàng, ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng hoặc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật bê tổ chức tín dụng dưới các hình thức gửi không kỳ hạn, gửi có kỳ hạn, dưới hình thức gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu vật các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc và tiền lãi cho người gửi theo sự thỏa thuận của các bên.
Như vậy, lãi tiền gửi ngân hàng không phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Hay nói cách khác, cá nhân có thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
2. Căn cứ để tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn gồm những gì?
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn. Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định cụ thể về căn cứ tính thuế đối với thu nhập đầu tư vốn. Theo đó, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ hoạt động đầu tưvốn là thu nhập tính thuế và thuế suất. Cụ thể như sau:
– Thu nhập tính thuế từ hoạt động đầu tư vốn là thu nhập chịu thuế mà cá nhân nhận được theo hướng dẫn cụ thể tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính như phân tích nêu trên;
– Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn sẽ áp dụng theo Biểu thuế suất toàn phần với mức thuế suất cụ thể là 5%;
– Thời điểm xác định thu nhập tính thuế cũng sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật. Theo đó, thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ hoạt động đầu tư vốn được xác định là thời điểm tổ chức, cá nhân chả thu nhập cho người nộp thuế. Tuy nhiên cần phải lưu ý về thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với một số trường hợp đặc biệt sau đây:
+ Đối với thu nhập từ giá trị phần vốn có tăng thêm thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn sẽ được xác định là thời điểm các cá nhân thực nhận thu nhập khi giải thể công ty, chuyển đổi mô hình hoạt động của công ty, chia tách công ty, sáp nhập công ty, hợp nhất hoặc khi thực hiện thủ tục rút vốn;
+ Đối với thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn sẽ được xác định là thời điểm cá nhân tiến hành thủ tục chuyển nhượng vốn hoặc rút vốn;
+ Đối với thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu thì thời điểm xác định thu nhập từ hoạt động đầu tư vốn sẽ được xác định là thời điểm cá nhân thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phiếu;
+ Trường hợp cá nhân nhận được thu nhập do việc đầu tư vốn ra nước ngoài dưới các hình thức khác nhau thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế sẽ được xác định là thời điểm cá nhân nhận thu nhập.
– Cách tính thuế sẽ được áp dụng theo công thức như sau: Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x mức thuế suất là 5%.
3. Thành phần hồ sơ khai thuế bao gồm những gì?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về thành phần hồ sơ khai thuế. Căn cứ theo quy định tại Điều 43 của Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định về thành phần hồ sơ khai thuế bao gồm:
– Đối với loại thuế khai và nộp theo tháng thì thành phần hồ sơ khai thuế sẽ bao gồm tờ khai thuế theo tháng;
– Đối với loại thuế khai và nộp theo quý thì thành phần hồ sơ khai thuế sẽ bao gồm tờ khai thuế theo quý;
– Đối với loại thuế của kỳ tính thuế theo năm thì thành phần hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau đây: Hồ sơ khai thuế năm bao gồm tờ khai thuế theo năm và các loại giấy tờ tài liệu khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động xác định số tiền thuế phải nộp, hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm sẽ bao gồm tờ khai thuế quyết toán năm, báo cáo tài chính theo năm, tờ khai giao dịch liên kết, các loại giấy tờ tài liệu khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động quyết toán thuế;
– Đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế, thành phần hồ sơ khai thuế sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau đây: Tờ khai thuế, hóa đơn, hợp đồng, giấy tờ và tài liệu khác có liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật;
– Đối với hàng hóa suất nhập khẩu thì thành phần hồ sơ hải quan sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan, hồ sơ hải quan cũng sẽ được sử dụng làm hồ sơ khai thuế với cơ quan thuế;
– Hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau: Tờ khai quyết toán thuế theo mẫu do pháp luật quy định, báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động/chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp/tổ chức lại doanh nghiệp, các loại giấy tờ và tài liệu khác có liên quan đến hoạt động quyết toán thuế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý thuế 2019;
– Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính.
THAM KHẢO THÊM: