Theo quy định của pháp luật thì mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở theo quy định là 4,8%/năm.
Mục lục bài viết
1. Lãi suất cho vay ưu đãi mua nhà ở xã hội là bao nhiêu %?
Để xác định mức lãi suất cho vay ưu đãi mua nhà ở xã hội là bao nhiêu % thì ta căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quyết định 486/QĐ-TTg. Theo quy định này thì mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở theo quy định là 4,8%/năm.
Theo đó thì đối với trường hợp mua nhà mới thi mức vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà. Còn đối với trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thời hạn vay cho vay tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Nếu khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn vay tối thiểu thì được thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn. Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm toàn diện về các nội dung,số liệu báo cáo, đề xuất.
2. Điều kiện được vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội:
Để được vay vốn mua, thuê mua nhà ở xã hội thì các cá nhân, hộ gia đình cũng cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Theo đó, các điều kiện cụ thể như sau:
Một là, cá nhân, hộ gia đình muốn vay vốn để mua nhà, thuê mua nhà ở xã hội thì cần phải có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;
Hai là, cá nhân, hộ gia đình muốn vay vốn để mua nhà, thuê mua nhà ở xã hội thì cần phải có đủ hồ sơ chứng minh mình thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định
Ba là, cá nhân, hộ gia đình muốn vay vốn để mua nhà, thuê mua nhà ở xã hội thì cần phải có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;
Bốn là, cá nhân, hộ gia đình muốn vay vốn để mua nhà, thuê mua nhà ở xã hội thì cần phải có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống;
Năm là, cá nhân, hộ gia đình muốn vay vốn để mua nhà, thuê mua nhà ở xã hội thì cần phải có hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về nhà ở;
Sáu là, cá nhân, hộ gia đình muốn vay vốn để mua nhà, thuê mua nhà ở xã hội thì cần phải thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Ngân hàng cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong hợp đồng ba bên.
3. Trình tự thủ tục vay vốn mua nhà ở xã hội:
Để vay vốn mua nhà ở xã hội thì bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo đó, người có nhu cầu vay vốn mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
– Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu;
– Các giấy tờ, tài liệu chứng minh về điều kiện cư trú;
– Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội;
– Các giấy tờ chứng minh việc hoàn tất nghĩa vụ tài chính cho chủ đầu tư để mua, thuê mua nhà ở xã hội;
– Các giấy tờ để chứng minh về điều kiện thu nhập của bản thân;
– Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đối tượng và về thực trạng nhà ở hiện đang sử dụng.
Bước 2: Nộp hồ sơ vay vốn
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như đã nêu trên thì người có nhu cầu vay vốn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh hoặc tại các Phòng Giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện nơi mình cư trú hợp pháp.
Khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, ngân hàng chính sách xã hội có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra, xử lý hồ sơ
Sau đó giao trực tiếp hồ sơ cho tổ tiết kiệm và vay vốn trực thuộc Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp nhận. Khi tiếp nhận hồ sơ tổ tiết kiệm và vay vốn kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ có thiếu sót thì yêu cầu người đề nghị vay vốn bổ sung hồ sơ và kiểm tra tính hợp pháp hợp pháp của hồ sơ sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
Sau khi tổ tiết kiệm và vay vốn kiểm tra hồ sơ xong thì sẽ tiến hành tổ chức cuộc họp bình xét theo nguyên tắc công khai dưới sự giám sát, sự chứng kiến của Tổ trưởng Tổ dân phố, Trưởng thôn, làng, ấp, bản phum, sóc hoặc sự chứng kiến của người đại diện các tổ chức chính trị – xã hội nhận được sự ủy thác từ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì tiến hành các bước tiếp theo của thủ tục vay vốn. Cụ thể là:
Ngân hàng chính sách xã hội sẽ thành lập danh sách những người vay vốn đủ các điều kiện theo quy định đồng thời trình lên Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để tiến hành việc xác nhận vào danh sách và chuyển hồ sơ, danh sách về lại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục cho vay.
Sau khi nhận được hồ sơ vay vốn do Tổ tiết kiệm và vay vốn chuyển tới thì Ngân hàng Chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục cho vay tiến hành ra văn bản thông báo tới người vay đến tại trụ sở để tiến hành làm thủ tục vay vốn và mang theo hồ sơ vay vốn.
Tiếp theo, khi đã được thẩm định về tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn thì lúc này sẽ trình lên Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay để phê duyệt hồ sơ. Nếu Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay đã phê duyệt cho vay thì Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay lập dự thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản để thực hiện việc ký kết hợp đồng.
Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ thì thông báo với người vay vốn để trả hồ sơ.
Bước 3: Ký hợp đồng tín dụng:
Sau khi được phê duyệt hồ sơ vay vốn thì người vay và Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay sẽ thực hiện việc ký kết hợp đồng tín dụng.
Theo đó, hợp đồng tín dụng được ký 02 bản mỗi bên giữ một bản, các bản của hợp đồng có giá trị pháp lý tương đương như nhau.
Để hoàn tất thủ tục thì người vay vốn phải xuất trình bản gốc các giấy tờ bao gồm giấy tờ chứng minh về việc đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính cho chủ đầu tư để thực hiện việc mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội; hợp đồng mua bán nhà ở xã hội đã ký kết để ngân hàng tiến hành đối chiếu khi đi ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản.
4. Có được bán nhà ở xã hội không?
Căn cứ theo quy định tại điều 62 Luật Nhà ở 2020 thì ta xác định được rằng đối với nhà ở xã hội thì sẽ không được mua bán nhà ở xã hội trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ thời điểm trả hết tiền mua nhà ở xã hội cho chủ đầu tư. Nếu chưa đủ 05 năm mà muốn bán thì chỉ có thể bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc người thuộc diện được mua nhà ở xã hội.Cụ thể là có thể bán lại cho Nhà nước hoặc bán lại cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội hoặc bán lại cho đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Khi đủ 05 năm trở lên kể từ thời điểm trả xong tiền thì người mua có quyền bán cho mọi đối tượng theo giá thỏa thuận của hai bên. Tuy nhiên, chỉ được mua bán bình thường theo cơ chế thị trường sau 05 năm kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua và đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất và thuế thu nhập cá nhân. Bên cạnh đó thì nếu người mua là đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội thì giá bán tối đa chỉ bằng giá bán của nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Nếu không muốn bán nhà thì vẫn có thể thực hiện cho thuê nhà ở xã hội được vì hiện tại luật chỉ quy định cấm việc bên đang thuê và thuê mua nhà ở xã hội thì không được cho thuê lại. Không có quy định cấm hay hạn chế người mua nhà ở xã hội cho thuê lại nhà ở xã hội này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật nhà ở 2020;
– Quyết định 486/QĐ-TTg về mức lãi suất cho vay ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội.