Theo quy định của pháp luật hiện nay, người chấp hành xong án phạt tù sẽ có quyền vay vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tìm kiếm việc làm. Vậy mức lãi suất cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù hiện nay được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Lãi suất cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù:
Pháp luật hiện nay đã có quy định cụ thể về mức lãi suất cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù, nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho những người này sau khi chấp hành án. Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Quyết định 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, có quy định cụ thể về mức lãi suất cho vay. Cụ thể như sau:
– Lãi suất cho vay đối với những người chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được xác định bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ nhất định;
– Lãi suất nợ quá hạn đối với người chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được xác định bằng 130% mức lãi suất cho vay.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, đồng tiền cho vay và trả nợ đối với người chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật hiện nay cần phải được xác định dưới đơn vị là đồng Việt Nam. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Quyết định 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, có quy định cụ thể về thời hạn cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù. Cụ thể như sau:
– Đối với hoạt động vay vốn để tiến hành hoạt động đào tạo nghề nghiệp thì sẽ cần phải được thực hiện như sau:
+ Thời hạn cho vay theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là khoảng thời gian tính kể từ ngày người chấp hành xong án phạt tù bắt đầu nhận khoảng vốn vay kéo dài cho đến ngày trả hết nợ, tức là người chấp hành xong án phạt tù đã trả đầy đủ bản gốc và lãi. Thời hạn cho vay sẽ bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ của người vay trên thực tế;
+ Thời hạn phát tiền vay theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được xác định là khoảng thời gian tính từ ngày người chấp hành xong án phạt tù nhận khoản vay đầu tiên kéo dài cho đến hết ngày kết thúc khóa học, trong đó bao gồm cả khoảng thời gian người chấp hành xong án phạt tù được các cơ sở đào tạo nghề nghiệp cho phép nghỉ học có thời hạn, đồng thời được bảo lưu kết quả học tập đó;
+ Thời hạn trả nợ sẽ được chia thành nhiều kỳ hạn khác nhau, để thực hiện hoạt động trả nợ, vấn đề chia thời hạn trả nợ sẽ do ngân hàng chính sách xã hội quy định. Cụ thể như sau: Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo kéo dài không vượt quá 01 năm, thì thời hạn trả nợ sẽ được xác định tối đa bằng 02 lần so với thời hạn phát tiền vay. Bên cạnh đó, đối với các chương trình đào tạo khác, thì thời hạn trả nợ sẽ được xác định tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.
– Đối với nguồn vốn vay được sử dụng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm việc làm. Thì theo quy định của pháp luật, thời hạn cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là tối đa 120 tháng. Thời hạn cho vay cụ thể sẽ do cơ quan có thẩm quyền đó là ngân hàng chính sách xã hội xem xét và quyết định trên thực tế, quá trình xem xét của ngân hàng chính sách xã hội sẽ căn cứ vào nguồn vốn, căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của người vay, căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, để từ đó đưa ra những thỏa thuận với khách hàng trên thực tế.
2. Điều kiện vay vốn đối với người chấp hành xong án phạt tù:
Để có thể thực hiện thủ tục vay vốn với mức lãi suất ưu đãi, người chấp hành xong án phạt tù cần phải đáp ứng được đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Quyết định 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, có quy định cụ thể về đối tượng và điều kiện vay vốn. Cụ thể như sau:
– Về đối tượng vay vốn sẽ bao gồm các đối tượng như sau:
+ Người chấp hành xong án phạt tù, trong đó bao gồm người chấp hành xong thời hạn chấp hành án phạt tù đã được quy định cụ thể trong bản án hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù phù hợp với quy định của luật thi hành án hình sự, người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá theo quy định của pháp luật về đặc xá;
+ Các cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã được thành lập phù hợp với quy định của pháp luật về hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng những người lao động là người chấp hành xong án phạt tù.
– Về điều kiện vay vốn, cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau:
+ Đối với người chấp hành xong án phạt tù thì cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây: Phải có nhu cầu vay vốn trên thực tế, có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn sau khi chấp hành xong án phạt tù cần phải có nguồn vốn để trang trải, có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù trở về cư trú tại mỗi địa phương, chấp hành tốt và đầy đủ các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội trái quy định của pháp luật, do chủ thể có thẩm quyền đó là công an cấp xã lập, đồng thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã xác lập theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Tuy nhiên cần phải lưu ý, thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù tính cho đến thời điểm vay vốn tối đa là không vượt quá 05 năm;
+ Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thì cần phải đáp ứng được các điều kiện sau: Đó phải là cơ sở sản xuất kinh doanh được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, cơ sở sản xuất kinh doanh đó có sử dụng tối thiểu 10% tổng số lao động được xác định là người chấp hành xong án phạt tù, những người chấp hành xong án phạt tù đó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên, tiến hành thủ tục ký kết
– Người chấp hành xong án phạt tù và các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện hoạt động vay vốn tại các ngân hàng chính sách theo như phân tích nêu trên phải thuộc trường hợp không còn các khoản dư nợ tại ngân hàng chính sách xã hội đối với các chương trình tín dụng khác có cùng mục đích sử dụng nguồn vốn vay, với mục đích đào tạo nghề, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm việc làm theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức thực hiện cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù:
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Quyết định 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, có quy định cụ thể về vấn đề tổ chức thực hiện. Cụ thể như sau:
– Khách hàng vay vốn sẽ phải có trách nhiệm và có nghĩa vụ sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho các ngân hàng chính sách xã hội theo sự thỏa thuận của các bên;
– Bộ công an là cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
+ Tiến hành hoạt động chỉ đạo các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách phù hợp với quy định tại Quyết định 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù;
+ Tiến hành hoạt động chỉ đạo công an tại địa phương phối hợp với các cơ sở, phối hợp với các bộ ban ngành, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có liên quan tại địa phương để tham mưu cho hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện để bố trí nguồn vốn vay sao cho phù hợp, ủy thác thông qua ngân hàng chính sách xã hội để cho vay đối với những người chấp hành xong án phạt tù trên thực tế. Phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng chính sách xã hội trong quá trình giám sát và thu hồi nợ đối với các đối tượng này;
+ Chỉ đạo công an cấp xã định kỳ vào ngày 05 hàng tháng, sẽ phải lập và cung cấp danh sách những người đã chấp hành xong án phạt tù đáp ứng đầy đủ điều kiện vay vốn, có nhu cầu vay vốn, sau đó chuyển cho ngân hàng chính sách xã hội để làm căn cứ cho vay;
+ Chủ trì và phối hợp với các bộ ban ngành, cơ quan có liên quan, phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động cho vay, đề suất sử lý các vấn đề phát sinh trên thực tế, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay.
– Bộ quốc phòng là cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo các cơ sở giam giữ phạm nhân trực thuộc Bộ quốc phòng, tổ chức hoạt động tuyên truyền chính sách pháp luật căn cứ theo quy định tại Quyết định 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù;
– Ngân hàng chính sách xã hội là cơ quan có thẩm quyền thực hiện các chức năng và nhiệm vụ như sau:
+ Hướng dẫn đầy đủ các nội dung được quy định cụ thể tại Điều 13 của Quyết định 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù;
+ Quản lý, huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, thực hiện đúng quy định của pháp luật về cho vay, cho vay đúng đối tượng, đúng điều kiện;
+ Phối hợp với các bộ ban ngành, báo cáo lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kịp thời xử lý những vướng mắc trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ như sau:
+ Hằng năm, cần phải xem xét bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương, thực hiện hoạt động ủy thác thông qua ngân hàng chính sách xã hội để cho vay phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Chỉ đạo các bộ ban ngành, các đơn vị có liên quan, trình lên các cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt vấn đề sử dụng ngân sách địa phương hằng năm, ủy thác thông qua ngân hàng chính sách xã hội để cho vay;
+ Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc xác nhận các đối tượng, điều kiện thụ hưởng chính sách cho vay;
+ Phối hợp với mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội để tuyên truyền chính sách, giám sát và tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Quyết định 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù.