Từ trước đến nay thì việc nộp thuế cho nhà nước từ trước đến nay luôn là nghĩa vụ của mọi công dân. Việc đóng thuế, nộp thuế của công dân được biết đến là một trong các hoạt động tạo nên nguồn thu nhập lớn cho ngân sách nhà nước. Vậy việc đóng thuế thu nhập cá nhân của công dân Việt Nam được pháp luật thuế quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Kỳ tính thuế là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu về nội dung của khái niệm kỳ tính thuế là gì? Thì trước hết tác giả sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân là gì? Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì thuế thu nhập cá nhân được biết đến là thuế trực thu tức là việc tính thuế dựa trên thu nhập của người nộp thuế khi đã trừ đi các khoản thu nhập được tính vào miễn thuế và các khoản được giảm trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân cùng các văn bản, hướng dẫn liên quan.
Từ đó thì thuế thu nhập cá nhân được thu dựa trên kỳ tính thuế thu nhập cá nhân và được gọi tắt là kỳ tính thuế. Dưới góc độ pháp lý thì khái niệm về kỳ tính thuế thu nhập cá nhân được biết đến với nội dung là khoảng thời gian để xác định số tiền thuế mà người nộp thuế phải nộp cho ngân sách nhà nước. Vậy kỳ tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất cụ thể như thế nào?
2. Quy định kỳ tính thuế thu nhập cá nhân:
Chính vì việc thực hiện tự do hóa của nền kinh tế thương mại nên các loại thuế Xuất – Nhập khẩu giảm dần theo thời gian. Do đó, thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở nên quan trọng và là nguồn thu chính cho ngân sách Nhà nước. Nền kinh tế ngày càng phát triển, trình độ dân chí được nâng cao, ý thức tự giác xã hội cũng phổ biến hơn, thu nhập bình quân đầu người của mỗi cá nhân ngày càng tăng cao. Và việc hoàn thành nghĩa vụ với xã hội, tăng thu cho ngân sách nước nhà là điều hiển nhiên.
Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 6
“1. Đối với cá nhân cư trú
a) Kỳ tính thuế theo năm: áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế được tính theo năm dương lịch.
Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế đầu tiên được xác định là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Từ năm thứ hai, kỳ tính thuế căn cứ theo năm dương lịch.
Ví dụ 3: Ông B là người nước ngoài lần đầu tiên đến Việt Nam từ ngày 20/4/2014. Trong năm 2014 tính đến ngày 31/12/2014, ông B có mặt tại Việt Nam tổng cộng 130 ngày. Trong năm 2015, tính đến 19/4/2015 ông B có mặt tại Việt Nam tổng cộng 65 ngày. Kỳ tính thuế đầu tiên của ông B được xác định từ ngày 20/4/2014 đến hết ngày 19/4/2015. Kỳ tính thuế thứ hai được xác định từ ngày 01/01/2015 đến hết ngày 31/12/2015″.
Từ quy định này có thể thấy rằng, Kỳ tính thuế năm được áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công. Trường hơp trong năm dương lịch: cá nhân có mặt tại Việt Nam từ một trăm tám mươi ba ngày trở lên thì năm tính thuế được tính theo năm dương lịch. Cá nhân có mặt tại Việt Nam dưới một trăm tám mươi ba ngày, nhưng tính trong mười hai tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ một trăm tám mươi ba ngày trở lên thì năm tính thuế đầu tiên được xác định là mười hai tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Bên cạnh đó thì kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập: Áp dụng đối với các loại hình thu nhập như đã được nêu ra tại Điểm b khoản 1 Điều 6
“b) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập: áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ nhượng quyền thương mại, thu nhập từ thừa kế, thu nhập từ quà tặng.
c) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh hoặc theo năm áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán”.
Từ quy định vừa nêu có thể thấy rằng đối với kỳ tính thuế theo từng chuyển nhượng hoặc theo năm. Theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán cá nhân phải đăng ký từ đầu năm đối với cơ quan thuế. Trong đó thì từng lần chuyển nhượng được biết đến là việc cá nhân thực hiện hoạt động chuyển nhượng lại quyền sở hữu, sử dụng bất động sản hoặc các loại tài sản hợp pháp cho cá nhân hoặc là đơn vị, tổ chức khác khác theo thỏa thuận hoặc hợp đồng đã được giao kết trước đó.
Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 111/2013/TT-BTC với nội dung như sau:
“2. Đối với cá nhân không cư trú
Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập.
Trường hợp cá nhân kinh doanh không cư trú có địa điểm kinh doanh cố định như cửa hàng, quầy hàng thì kỳ tính thuế áp dụng như đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh”.
Từ quy định vừa được nêu ra ở trên thì có thể thấy rằng kỳ tính thuế được tính đối với những cá nhân không cư trú và thực hiện hoạt động tính thuế được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế. Bên cạnh đó thì theo như quy định của pháp luật này thì đối với những cá nhân kinh doanh không cư trú mà trong hoạt động kinh doanh lại có địa điểm kinh doanh cố định như cửa hàng, quầy hàng thì theo như quy định của pháp luật hiện hành thì những cá nhân này sẽ có kỳ tính thuế áp dụng như đối với cá nhân cư trú theo như quy định tại khoản 1 Điều này đối với các thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không có nơi cư trú này.
3. Tại sao phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Từ khi hình thanh việc dựng nước và ngay trong cả thời kỳ giữ nước của ông cha ta ngày xưa cho đến này thì vấn đề đóng thuế luôn được xem là một nghĩa vụ. Đối với một nghĩa vụ mà được quy định trong quy định của pháp luật hiện hành thì đây được xem là tất cả các công dân đều phải có nghĩa vụ và trách nhiệm. Việc người chịu thuế tham gia đóng thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần tăng thêm nguồn thu cho nhà nước, thông qua việc đóng thuế sẽ đảm bảo việc thực hiện công bằng xã hội.
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối với những người phải chịu thuế thu nhập cá nhân được xác định dưới góc độ pháp lý này là những cá nhân có mức thu nhập thực tế cao hơn mức nhà nước yêu cầu khởi điểm thu nhập chịu thuế thì những cá nhân này sẽ phải thực hiện việc nộp thuế theo như quy định. Các cá nhân có mức thu nhập thực tế cao hơn mức nhà nước yêu cầu khởi điểm mà phần cá nhân có thu nhập cao khi trừ đi các khoản miễn thuế và giảm trừ gia cảnh thì họ vẫn nuôi sống được bản thân và gia đình.
Như vậy, có thể khẳng định một cách chắc chắn nhất về vấn đề đóng thuế vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ nhưng đồng thời nó cũng góp phần làm giảm sự chênh lệch giữa các đối tượng, tăng thêm phần cân bằng xã hội giữa tầng lớp giàu hoặc nghèo trong xã hội.
Bên cạnh đó thì hoạt động đóng thuế thu nhập cá nhân thì vai trò của việc đóng thuế thu nhập còn làm tăng trưởng nền kinh tế nước nhà, giúp thu hút người lao động. Đồng thời thì việc đóng thuế thu nhập cá nhân còn đảm bảo cuộc sống của các đối tượng khó khăn trong cuộc sống sẽ được nhà nước quan tâm, hỗ trợ có những chính sách ưu đãi hơn nữa.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
– Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012
– Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và