Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ chính là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho những cá nhân có đủ điều kiện theo quy định về cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ và có giá trị trong cả nước. Vậy kỹ sư quản lý đất đai có được cấp chứng chỉ đo đạc, bản đồ?
Mục lục bài viết
1. Kỹ sư quản lý đất đai có được cấp chứng chỉ đo đạc, bản đồ không?
Khoản 1 Điều 53 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018 quy định chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ chính là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho những cá nhân có đủ điều kiện theo quy định về cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ và có giá trị trong cả nước. Mỗi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ sẽ cấp cho một hoặc một số nội dung hành nghề theo Danh mục hành nghề đo đạc và bản đồ; công dân Việt Nam mà hành nghề đo đạc và bản đồ độc lập phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với những công việc thực hiện; chứng chỉ có thời hạn ít nhất là 05 năm và được gia hạn. Danh mục hành nghề đo đạc và bản đồ được quy định tại Điều 42 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTNMT 2024 hợp nhất Nghị định quy định Luật Đo đạc và bản đồ, cụ thể:
– Danh mục hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I bao gồm có:
+ Lập về đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán nhiệm vụ đo đạc và bản đồ;
+ Kiểm tra về chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ;
+ Đo đạc, thành lập bản đồ từ các dữ liệu ảnh hàng không, dữ liệu ảnh viễn thám;
+ Xây dựng về cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia;
+ Đo đạc, thành lập về bản đồ bằng phương pháp đo trực tiếp;
+ Thành lập về bản đồ chuyên ngành, tập bản đồ.
– Danh mục hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II bao gồm có:
+ Lập thiết kế kỹ thuật – dự toán về nhiệm vụ đo đạc và bản đồ;
+ Đo đạc, thành lập bản đồ từ ở dữ liệu ảnh hàng không, dữ liệu ảnh viễn thám;
+ Xây dựng về cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia;
+ Đo đạc, thành lập về bản đồ bằng phương pháp đo trực tiếp;
+ Thành lập về bản đồ chuyên ngành.
Đồng thời, khoản 4 Điều 53 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018 quy định chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được phân thành 02 hạng sau đây:
– Hạng I được cấp cho cá nhân có trình độ từ đại học trở lên, có thời gian ít nhất là 05 năm liên tục có tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ và đáp ứng điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ.
– Hạng II được cấp cho cá nhân có trình độ từ đại học trở lên, có thời gian ít nhất là 02 năm liên tục có tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ; cá nhân có trình độ trung cấp hoặc là cao đẳng, có thời gian ít nhất là 03 năm liên tục tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ và đáp ứng được điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ.
Mà khoản 3 Điều 53 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018 quy định cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Có đủ năng lực hành vi dân sự theo đúng quy định của pháp luật;
– Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với các nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
– Đã qua sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật có liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Mà kỹ sư quản lý đất đai thuộc trong ngành quản lý đất đai, chủ yếu làm về công tác quản lý đất đai, lập Hồ sơ địa chính phục vụ cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân,… đảm bảo đúng quy trình, hợp lý theo pháp luật (những công việc mà có nằm trong danh mục hành nghề đo đạc và bản đồ đã nêu trên). Chính vì thế, kỹ sư quản lý đất đai sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ nếu như người này đáp ứng đủ các điều kiện để cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ đã nêu ở trên và các điều kiện riêng của mỗi hạng chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ.
2. Các quyền và nghĩa vụ của kỹ sư quản lý đất đai đã được cấp chứng chỉ đo đạc, bản đồ:
Điều 56 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018 quy định về Quyền và nghĩa vụ của cá nhân hành nghề độc lập về đo đạc và bản đồ, căn cứ Điều này thì kỹ sư quản lý đất đai đã được cấp chứng chỉ đo đạc, bản đồ có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
– Quyền của kỹ sư quản lý đất đai đã được cấp chứng chỉ đo đạc, bản đồ:
+ Kỹ sư quản lý đất đai đã được cấp chứng chỉ đo đạc, bản đồ được hành nghề đo đạc và bản đồ theo quy định của Luật Đo đạc và bản đồ.
+ Kỹ sư quản lý đất đai đã được cấp chứng chỉ đo đạc, bản đồ được tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về đo đạc và bản đồ;
+ Kỹ sư quản lý đất đai đã được cấp chứng chỉ đo đạc, bản đồ được hợp tác về đo đạc và bản đồ với tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài theo quy định của pháp luật;
+ Kỹ sư quản lý đất đai đã được cấp chứng chỉ đo đạc, bản đồ được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Nghĩa vụ của kỹ sư quản lý đất đai đã được cấp chứng chỉ đo đạc, bản đồ:
+ Kỹ sư quản lý đất đai đã được cấp chứng chỉ đo đạc, bản đồ phải chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra, thanh tra;
+ Kỹ sư quản lý đất đai đã được cấp chứng chỉ đo đạc, bản đồ phải tuân thủ quy định của Luật Đo đạc và bản đồ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ:
Căn cứ Điều 46 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTNMT 2024 hợp nhất Nghị định quy định Luật Đo đạc và bản đồ thì hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được quy định như sau:
– Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ bao gồm có:
+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ (đơn theo mẫu pháp luật quy định)
+ Bản sao của văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp; giấy chứng nhận về đủ sức khỏe hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định;
+ Bản khai kinh nghiệm nghề nghiệp (bản khai theo mẫu pháp luật quy định)
+ Bản sao của giấy tờ chứng minh là người được miễn sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp, kiến thức pháp luật;
+ Bản sao của kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
– Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ gửi đến cho cơ quan cấp chứng chỉ theo một trong các hình thức sau:
+ Gửi qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
+ Gửi 01 bộ hồ sơ giấy kèm theo là tệp tin chứa hồ sơ theo hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
– Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ gửi hồ sơ nêu trên đến cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
+ Gửi đến cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc là Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc gửi trực tiếp hoặc là qua dịch vụ bưu chính tới Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết về thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hạng I;
+ Gửi đến cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi mà cá nhân tham gia sát hạch đối với cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hạng II.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018.
– Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTNMT 2024 hợp nhất Nghị định quy định Luật Đo đạc và bản đồ.
THAM KHẢO THÊM: