Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường? Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản? Trình tự, Thủ tục Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản?
Việc Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản là một biện pháp để các cơ quan, tổ chức đóng một khoản tiền vào quỹ bảo vệ môi trường của Việt nam để thực hiện các trách nhiệm Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Vậy Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản được quy định như thế nào? và Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản cần thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về bài viết này.
Cơ sở pháp lý: Nghị định Số: 08/VBHN-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
Căn cứ dựa trên Khoản 1,2 Điều 3 Nghị định Số: 08/VBHN-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường giải thích về Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và Cải tạo, phục hồi môi trường như sau:
1. Cải tạo, phục hồi môi trường là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu vực môi trường bị tác động về gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người.
2. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là việc tổ chức, cá nhân gửi một khoản tiền vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường địa phương (gọi tắt là quỹ bảo vệ môi trường) để bảo đảm trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
Theo đó thì việc ký quỹ phục hồi môi trường được hiểu là việc cá nhân, tổ chức gọi thực hiện nghĩa vụ của mình bằng cách gửi một khoản tiền vào quỹ bảo vệ môi trường theo quy định để phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định và các cá nhân, tổ chức nói trên phải đảm bảo về trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động khai thác khoáng sản của mình trong các trường hợp khác nhau
Khi tiến hành việc ký quỹ thì các cá nhân và tổ chức phải tuân theo các quy định về việc ký quỹ, thực hiện theo các trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Các trường hợp ký quỷ nhưng không thự hiện được các trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động khai thác khoáng sản thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản
Nghị định Số: 08/VBHN-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường quy định, Tại Điều 8. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản:
1. Số tiền ký quỹ phải được tính toán bảo đảm đủ kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường căn cứ vào các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc tính toán số tiền ký quỹ phải áp dụng định mức, đơn giá của địa phương tại thời điểm lập phương án. Trường hợp địa phương không có định mức, đơn giá thì áp dụng theo định mức, đơn giá của bộ, ngành tương ứng. Trong trường hợp bộ, ngành không có đơn giá thì áp dụng theo giá thị trường.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ hàng năm hoặc theo giai đoạn có tính tới yếu tố trượt giá.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ tại quỹ bảo vệ môi trường địa phương hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Tiền ký quỹ được nộp, hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam.
5. Tiền ký quỹ được hưởng lãi suất bằng lãi suất cho vay của quỹ bảo vệ môi trường nơi ký quỹ và được tính từ thời điểm ký quỹ. Tổ chức, cá nhân chỉ được rút tiền lãi một lần sau khi có quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản.
6. Việc hoàn trả khoản tiền ký quỹ trên cơ sở tổ chức, cá nhân đã hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ nội dung cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án được phê duyệt.
7. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã ký quỹ nhưng giải thể hoặc phá sản và chưa thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng phương án được phê duyệt thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án đóng cửa mỏ của dự án khai thác khoáng sản có trách nhiệm sử dụng số tiền đã ký quỹ bao gồm cả tiền lãi để thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.
Theo đó thì việc Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản được quy định tại quy định của pháp luật. Số tiền ký quỹ phải được tính toán bảo đảm đủ kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường căn cứ vào các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bởi vì khi sử dụng cho các nhu cầu ký quỹ đó thì cần có những biện pháp để cân bằng các nguồn tiền, tránh gây lãng phí hay lạm dụng sử dụng việc ký quỹ đó.
Bản chất của Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ theo đó mà các nhu cầu Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản nhằm mục đích để cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trong các trường hợp khác nhau và đó là biện pháp bảo đảm để thục hiện các nghĩa vụ trên.
Như Vậy đối với việc thực hiện nghĩa vụ của bên ký quỹ đó là Việc hoàn trả khoản tiền ký quỹ trên cơ sở tổ chức, cá nhân đã hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ nội dung cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án được phê duyệt. và trong các trường hợp rủi ro mà phải thực hiện giải thế thì bên ký quỹ trách nhiệm sử dụng số tiền đã ký quỹ bao gồm cả tiền lãi để thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và hoàn thành các yêu cầu theo quy định của pháp luật.
3. Trình tự, Thủ tục Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản
3.1. Thẩm quyền, trình tự thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản
1. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này được thực hiện theo thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường của các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định này, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với các dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường đối với các dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó có thể thấy pháp luật đã quy định chi tiết về Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường mà các chủ thể có thẩm quyền phải thực hiện đúng việc phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với từng loại đối tượng đã được nêu ra ở trên đây. Các cơ quan thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường chịu trách nhiệm về những sai phạm trong thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường nếu có các hành vi vi phạm theo quy định
3.2. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường:
Bước 1: Thực hiện Trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định Số: 08/VBHN-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường được thực hiện theo trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
Bước 2: Thực hiện theo Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án đối với các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định Số: 08/VBHN-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường được thực hiện theo quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
Bước 3: Nộp kinh phí , Kinh phí thẩm định được lấy từ nguồn phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
Như vậy việc Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản đã được quy định cụ thể và rõ ràng buộc các cá nhân và tổ chức Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản phải thực hiện theo và các trường hợp không thực hiện theo trình tự và thủ tục Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản sẽ bị xử lý và chịu trách nhiệm trước các vấn đề đó
Bản chất Mục đích của việc ký quỹ cải tạo đó là nhằm phục hồi môi trường là để đảm bảo tổ chức, và cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện việc cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật và Về phương thức ký quỹ đối với hoạt động này, trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn dưới 3 năm phải thực hiện ký quỹ một lần theo quy định. và Mức tiền ký quỹ bằng 100% số tiền được phê duyệt theo quy định của pháp luật, Vậy nên các cá nhân, tổ chức khi thực hiện các quy định này cần lưu ý về thời hạn Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định như đã nêu trên
Trên đây là nội dung chúng tôi cung cấp về nội dung Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản và các thông tin pháp lý liên quan tới Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.