Công ty mẹ - công ty con hiện là mô hình doanh nghiệp rất phổ biến. Vậy trường hợp ký hợp đồng mua bán giữa công ty mẹ và công ty con được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là công ty mẹ, công ty con?
Căn cứ khoản 1 Điều 195
Công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác khi đáp ứng các điều kiện:
– Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó.
– Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
– Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp
Một doanh được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các điều kiện trên. Và việc hình thành công ty mẹ sẽ tạo ra mô hình công ty mẹ – công ty con.
Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng mô hình công ty mẹ – công ty con không phải là loại hình doanh nghiệp.
Công ty con cũng không được phép đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
2.Có được ký hợp đồng mua bán giữa công ty mẹ và công ty con?
Căn cứ khoản 2 Điều 196
Theo quy định trên thì giữa công ty mẹ và công ty con sẽ được xác định là hai pháp nhân có tư cách hoàn toàn độc lập. Và như vậy, việc ký kết hợp đồng mua bán cũng tuân thủ theo quy định bình thường giữa hai pháp nhân thông thường.
3. Công ty mẹ chi phối đến hoạt động của công ty con như thế nào?
Đặc điểm lớn nhất của mô hình công ty mẹ – công ty con là sự chi phối của công ty mẹ. Trong một số trường hợp công ty mẹ chi phối hoàn toàn các công ty con bởi vì việc thành lập công ty con là do công ty mẹ thực hiện.
Công ty mẹ có thể sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần của công ty con. Đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, việc nắm giữ trên 50% cổ phần công ty trở lên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của công ty.
Bên cạnh đó, công ty mẹ có những quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm với công ty con như sau:
– công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật doanh nghiệp và các luật khác có liên quan.
– Công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra đối với trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con.
– Người quản lý công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định.
– Chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 01% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con yêu cầu công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con nếu như công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định.
– Công ty con được hưởng lợi phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng cho công ty con bị thiệt hại nếu như công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ.
4. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty mẹ và công ty con hiện nay:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
– Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Hội đồng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành của các cấp, các ngành;
– Căn cứ vào đơn chào hàng (đặt hàng hoặc sự thực hiện thỏa thuận của hai bên).
Hôm nay ngày …. Tháng ….. năm …… Tại địa điểm:
Chúng tôi gồm:
Bên A:
– Tên doanh nghiệp:
– Địa chỉ trụ sở chính:
– Điện thoại: ………. Fax:
– Tài khoản số:
– Mở tại ngân hàng:
– Đại diện là:
– Chức vụ:
–
Do ………… chức vụ ……… ký.
Bên B:
– Tên doanh nghiệp:
– Địa chỉ trụ sở chính:
– Điện thoại: …………………. Fax:
– Tài khoản số:
– Mở tại ngân hàng:
– Đại diện là:
– Chức vụ:
–
Do ………… chức vụ ……… ký.
Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Nội dung công việc giao dịch
1. Bên A bán cho bên B:
Tổng giá trị bằng chữ: …………….
2. Bên B bán cho bên A:
Tổng giá trị (bằng chữ): ……………
Điều 2: Giá cả
Đơn giá mặt hàng trên là giá ………….. theo văn bản ………..(nếu có) ……..
Điều 3: Chất lượng và quy cách hàng hóa
1. Chất lượng mặt hàng ……… được quy định theo
Điều 4: Bao bì và ký mã hiệu
1. Bao bì làm bằng:
2. Quy cách bao bì ……… cỡ …… kích thước
3. Cách đóng gói:
Trọng lượng cả bì:
Trọng lượng tịnh:
Điều 5: Phương thức giao nhận
1. Bên A giao cho bên B theo lịch sau:
2. Bên B giao cho bên A theo lịch sau:
3. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên …………chịu.
4. Chi phí bốc xếp (mỗi bên chịu một đầu hoặc )
5. Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là ……………… đồng-ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.
6. Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).
Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở về nhập kho mới hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian (Vinacontrol) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ khi lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì thì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.
7. Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng, người nhận phải có đủ:
–
– Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán;
– Giấy chứng minh nhân dân.
Điều 6: Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa
1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng ……………… cho bên mua trong thời gian là …………… tháng.
2. Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu cần).
Điều 7: Phương thức thanh toán
1. Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức …………….. trong thời gian
2. Bên B thanh toán cho bên A bằng hình thức …………….. trong thời gian
Điều 8: Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu cần).
Lưu ý: Chỉ ghi ngắn gọn cách thức, tên vật bảo đảm và phải lập biên bản riêng.
Điều 9: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng
1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới ………… % giá trị của hợp đồng bị vi phạm (cao nhất là 12%).
2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.
Điều 10: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng
1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung).
2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án.
Điều 11: Các thỏa thuận khác (nếu cần)
Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong này sẽ được các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.
Điều 12: Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ……… ……. Đến ngày
Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên ……….. có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý.
Hợp đồng này được làm thành …………… bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ ……… bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật doanh nghiệp năm 2020.