Kinh phí hỗ trợ tang lễ cho bà mẹ Việt Nam anh hùng. Quy định về hỗ trợ mai táng phí cho đối tượng người có công có cách mạng.
Kinh phí hỗ trợ tang lễ cho bà mẹ Việt Nam anh hùng. Quy định về hỗ trợ mai táng phí cho đối tượng người có công có cách mạng.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi muốn hỏi: Kinh phí hỗ trợ tang lễ cho bà mẹ Việt Nam anh hùng bằng không quá hai lần mức tiền lương tối thiểu chung. Vậy tôi muốn hỏi kinh phí này được bố trí từ nguồn bảo đảm xã hội của địa phương (cấp huyện) phải không ạ? Thủ tục quyết toán như thế nào ạ?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH.
2. Luật sư tư vấn:
Theo Khoản 4, Khoản 5 Điều 3
“Điều 3. Chế độ ưu đãi
…
4. Tổ chức lễ tang khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng từ trần được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức lễ tang với thành phần đại điện cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội; cơ quan, đơn vị phụng dưỡng và nhân dân nơi bà mẹ cư trú;
b) Lễ tang được tổ chức trang trọng, tiết kiệm phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương; trang trí buổi lễ có dòng chữ: Lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
5. Kinh phí tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” không quá 01 tháng lương tối thiểu chung cho 01 trường hợp; lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng không quá 02 tháng lương tối thiểu chung cho 01 trường hợp.”
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức tang lễ cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng khi từ trần.
Về kinh phí tổ chức tang lễ, theo Khoản 4 Điều 7 Nghị định 56/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức thực hiện các chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng như sau:
“Điều 7. Tổ chức thực hiện
…
4. Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện các chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
…”
Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Văn bản số 12361/BTC-NSNN, việc tổ chức tang lễ Bà mẹ Việt Nam anh hùng do ngân sách địa phương bảo đảm, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí ngân sách địa phương để thực hiện. Chế độ mai táng phí đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bằng 10 lần mức lương cơ sở tại thời điểm chết, hiện nay mức lương cơ sở là: 1.210.000 đồng/tháng.
Theo Điều 39 Thông tư
“Điều 39. Hồ sơ, thủ tục hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần
1. Hồ sơ
a) Bản khai của đại diện thân nhân (kèm biên bản ủy quyền) hoặc người tổ chức mai táng (Mẫu TT1);
b) Giấy chứng tử;
c) Hồ sơ của người có công với cách mạng;
d) Quyết định trợ cấp và giải quyết mai táng phí (Mẫu TT2).
2. Thủ tục
a) Đại diện thân nhân hoặc người tổ chức mai táng có trách nhiệm lập bản khai kèm bản sao giấy chứng tử, gửi Ủy ban nhân dân, cấp xã;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này, có trách nhiệm xác nhận bản khai, gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội kèm các giấy tờ theo quy định;
c) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập phiếu báo giảm và tổng hợp danh sách gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
d) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản này, có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần và ra quyết định.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, UBND cấp xã sẽ tiếp nhận đầy đủ các giấy tờ do người tổ chức mai táng lập hồ sơ và trong thời gian là 20 ngày, sau khi hoàn thành các thủ tục được quy định tại Khoản 2 Điều 39 Thông tư