Người dưới 18 tuổi có hành vi phạm tội thì trong một số trường hợp sẽ được áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục theo đúng trình tự, thủ tục. Vậy kinh phí giám sát, giáo dục người dưới 18 phạm tội được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Kinh phí giám sát, giáo dục người dưới 18 phạm tội:
Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý hành vi phạm tội của cá nhân thì cần xem xét đến các yếu tố như độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, những yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội và điều kiện gây ra tội phạm. Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng khi điều tra, truy tố, xét xử bắt buộc phải xác định độ tuổi của người phạm tội. Độ tuổi càng ít thì khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội càng hạn chế; Thậm chí trong một trường hợp thì đối với người cùng độ tuổi cũng có sự khác nhau nhất định về nhận thức vì nhiều nguyên nhận khác nhau như điều kiện học tập ( ví dụ đa số người được học tập ở nơi điều kiện kinh tế phát triển thì sẽ có sự khác nhau về suy nghĩ với người ở vùng sâu, vùng xa,..);
Đồng thời, trong pháp luật hình sự cũng đã ghi nhận nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015: Nguyên tắc việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội là phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội;
Có thể thấy, giáo dục, giúp đỡ người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Do đó, việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi cũng phải thể hiện sao cho bảo đảm việc giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, chứ không nhằm trừng trị. Kinh phí thực hiện việc giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 5 Nghị định 37/2018/NĐ-CP, cụ thể:
– Nhà nước sẽ trực tiếp hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động trong quá trình thực hiện các biện pháp giám sát, giáo dục gồm:
+ Hỗ trợ cho quá trình lập hồ sơ ban đầu nếu có phát sinh chi phí; tiến hành lập và quản lý hồ sơ thi hành biện pháp giám sát, giáo dục; hỗ trợ cả trong giải đoạn làm thủ tục đề nghị chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
+ Để đảm bảo được quyền lợi cơ bản cho người giám sát giáo dục người dưới 18 tuồi phạm tội thì cũng cần chế độ để hỗ trợ người trực tiếp giám sát, giáo dục thực hiện nhiệm vụ;
+ Thực hiện chi trả chi phí cho hoạt động tổ chức các cuộc họp về triển khai thi hành biện pháp giám sát, giáo dục;
+ Các chi phí cần thiết khác.
– Kinh phí quy định tại Khoản 1 Điều này do ngân sách địa phương bảo đảm và các nguồn kinh phí khác (nếu có). Ngân sách trung ương chi bổ sung cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách địa phương cho hoạt động này.
– Cá nhân đảm nhận trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục sẽ được hưởng kinh phí hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ. Mỗi cá nhân một tháng sẽ được hỗ trợ tối thiểu là 25% mức lương cơ sở đối với mỗi người được giám sát, giáo dục. Căn cứ vào tình hình thực tiễn ở địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể quyết định mức hỗ trợ cao hơn.
2. Nguyên tắc thực hiện việc giám sát, giáo dục:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 37/2018/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định về các nguyên tắc thực hiện việc giám sát, giáo dục để cá nhân, tổ chức có thẩm quyền thực hiện hoạt động này phải tuân thủ, chỉ được thực hiện hành động trong giới hạn nhất định, cụ thể như sau:
– Đầu tiên cần đảo đảm rằng mục tiêu chính của hoạt động này là phục hồi cho người được giám sát, giáo dục; và quan trọng nhất là nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật cho người được giám sát, giáo dục; phòng ngừa tội phạm;
– Cho dù người dưới 18 tuổi bị áp dụng biện pháp này nhưng vẫn phải tôn trọng nhân phẩm, danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám sát, giáo dục; Cá nhân không được phép thực hiện hoạt động xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám sát, giáo dục;
– Đồng thời để đạt được hiệu quả trong biện pháp này thì cần bảo đảm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, độ tuổi, giới tính, nhu cầu cá nhân và vì lợi ích tốt nhất của người được giám sát, giáo dục;
– Nguyên tắc bảo vệ bí mật cá nhân của người được giám sát cũng phải được thực hiệ nghiêm túc, cá nhân giám sát phải tôn trọng và bảo vệ bí mật cá nhân của người được giám sát, giáo dục;
– Khi cá nhân bị áp dung biện pháp giám sát, giáo dục thì bảo đảm sự tham gia của gia đình, nhà trường và các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào việc thi hành.
Lưu ý rằng:
– Người được giám sát, giáo dục là người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đã được quy định tại Khoản 2 Điều 91 của Bộ luật Hình sự năm 2015;
– Người trực tiếp giám sát, giáo dục phải đảm bảo những yếu tố cơ bản như: xét về tư cách đạo đức thì người này phải có tư cách đạo đức tốt, có kiến thức, kỹ năng về công tác xã hội, công tác trẻ em hoặc kiến thức cần thiết về tâm sinh lý trẻ em hoặc được đào tạo, tập huấn về tư pháp đối với người chưa thành niên; Đồng thời, cũng phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện việc giám sát, giáo dục.
3. Quy định về việc xây dựng, ban hành Kế hoạch giám sát, giáo dục:
Hoạt động giám sát, giáo dục với người phạm tội dưới 18 tuổi để đảm bảo sự khách quan thì cần thực hiện the kế hoạch đã được xây dựng nên hoạt động xây dựng, ban hành kế hoạch giám sát giáo dục có ý nghĩa quan trọng. Căn cứ Điều 10, Nghị định 37/2018/NĐ-CP đã ghi nhận nội dung cụ thể:
– Tính từ ngày nhận Quyết định phân công thì người trực tiếp giám sát, giáo dục, căn cứ thời hạn giám sát, giáo dục và Báo cáo thu thập thông tin, xác định các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân và Điều kiện vi phạm pháp luật quy định tại Điều 9 của Nghị định này. Thời gian để thực hiện nhiệm vụ là trong vòng 05 ngày làm việc, người trực tiếp giám sát, giáo dục xây dựng dự thảo Kế hoạch giám sát, giáo dục theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
Khi tiến hành xây dựng dự thảo Kế hoạch, người trực tiếp giám sát, giáo dục không được tự ý thực hiện theo ý chí chủ quan mà cần tham khảo ý kiến, nguyện vọng của người được giám sát, giáo dục và cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó; chủ động liên hệ với các cơ sở cung cấp dịch vụ sẵn có ở địa phương, trao đổi với Trung tâm công tác xã hội và các cơ quan, tổ chức liên quan để bảo đảm tính phù hợp và khả thi của Kế hoạch.
– Theo quy định thì kế hoạch giám sát, giáo dục bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
+ Ghi nhận các biện pháp giám sát, giáo dục cụ thể, các dịch vụ hỗ trợ cần thực hiện để khắc phục các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân dẫn đến hành vi vi pham và ghi rõ ràng về điều kiện vi phạm pháp luật của người được giám sát, giáo dục;
+ Một khi cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp giám sát, giáo dục cụ thể thì phải chịu trách nhiệm với hành vi liên quan đến phạm vi quản lý; những vấn đề xoay quanh các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ cần thiết; cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp;
+ Trong kế hoạch cần ghi rõ thời điểm bắt đầu thực hiện, thời điểm kết thúc các biện pháp giám sát, giáo dục cụ thể, các dịch vụ hỗ trợ;
+ Các biện pháp giám sát, giáo dục cụ thể, các dịch vụ hỗ trợ cần có sự chỉ đạo, giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức cấp huyện hoặc cấp tỉnh.
– Trong quá trình xây dựng Kế hoạch giám sát, giáo dục thì cũng phải tổ chức các cuộc họp để thảo luận, góp ý dự thảo Kế hoạch giám sát, giáo dục. Hoạt động này sẽ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo Kế hoạch giám sát, giáo dục
Khi tham gia cuộc họp cần đảm bảo về các thành phần tham gia cuộc họp gồm: Người được giám sát, giáo dục là cá nhân không thể thiếu trong phiên họp; cũng phải sự có mặt của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được giám sát, giáo dục; người trực tiếp giám sát, giáo dục; Cá nhân đại diện Công an cấp xã; Đồng thời cũng cần có Ban bảo vệ trẻ em cấp xã; cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp giám sát, giáo dục cụ thể; các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ cần thiết; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm phối hợp;
Tại cuộc họp, người trực tiếp giám sát, giáo dục có trách nhiệm trình bày Báo cáo quy định tại Điều 9 của Nghị định này và dự thảo Kế hoạch giám sát, giáo dục; những người tham gia cuộc họp có quyền được nêu ý kiến; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã lại tất cả những nội dung đã được mọi người phát biểu để đưa ra kết luận;
– Sau khi kết thúc cuộc họp theo quy định thì người trực tiếp giám sát, giáo dục hoàn chỉnh dự thảo Kế hoạch giám sát, giáo dục trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký ban hành;
Bản Kế hoạch phải được gửi cho người được giám sát, giáo dục, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện và gửi Công an cấp xã để lưu vào hồ sơ thi hành biện pháp giám sát, giáo dục.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017;
– Nghị định số 37/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự.