Kinh phí công đoàn là gì? Kinh phí công đoàn tiếng Anh là gì? Kinh phí công đoàn để làm gì? Nộp kinh phí công đoàn ở đâu? Mức kinh phí công đoàn năm 2022?
Công đoàn là tổ chức đại diện, thực hiện các công việc trong quyền lợi, nhu cầu, nghĩa vụ của người lao động. Do đó, cần có kinh phí để duy trì cũng như đảm bảo hoạt động của công đoàn. Kinh phí công đoàn cũng phát sinh các mục đích sử dụng trên cơ sở đó. Người sử dụng lao động trực tiếp nộp các khoản kinh phí công đoàn hàng tháng. Các kinh phí phù hợp lại được phân về quản lý và sử dụng tại các công đoàn cơ sở. Cùng tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan để trả lời cho câu hỏi này.
Căn cứ pháp lý:
–
– Quyết định 1908/QĐ–TLĐ năm 2016 Quy định này quy định chi tiết về quản lý tài chính, tài sản công đoàn; phân cấp thu, phân phối nguồn thu tài chính công đoàn; đóng đoàn phí,…
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Kinh phí công đoàn là gì?
Khái niệm kinh phí công đoàn:
Thông qua quy định tại Khoản 2 Điều 26
Kinh phí công đoàn hay còn được hiểu là quỹ công đoàn. Kinh phí này được hiểu là một khoản tài chính công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng trong hoạt động của đơn vị mình. Giá trị này được trích ra bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động,
Các nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện không phân biệt đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở ở đơn vị.
Ý nghĩa của kinh phí công đoàn:
Kinh phí công đoàn chính là nguồn tài trợ cho các hoạt động ở các cấp công đoàn. Hiện nay pháp luật có quy định về kinh phí công đoàn sẽ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương mà các đơn vị sử dụng lao động phải thanh toán cho người lao động. Qua đó đảm bảo các hoạt động quản lý, duy trì cũng như thực hiện hoạt động trong trách nhiệm của công đoàn.
Và 2% này sẽ được phân chia 1/2 số đó được nộp vào công đoàn cấp trên, 1/2 còn lại sẽ được giữ để dùng cho các hoạt động công đoàn ở đơn vị. Trong trường hợp chưa có công đoàn cơ sở, vẫn phải đảm bảo nộp đủ 2% đó.
Tại Luật Công đoàn có quy định Phí công đoàn bao gồm các khoản sau:
– Mức phí công đoàn do doanh nghiệp tính theo tỷ lệ 2% dựa trên tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Tiền lương này sẽ bao gồm các khoản: Mức lương, phụ cấp lương và các khoản phụ cấp khác thuộc danh mục phải đóng bảo hiểm xã hội. Để xác định giá trị thực tế tiền lương của người lao động, từ đó tính chính xác được nghĩa vụ.
– Căn cứ vào Điều lệ công đoàn Việt Nam:
Các đoàn viên khi tham gia đều phải đóng một số tiền được gọi là đoàn phí. Trong đó, giá trị tối thiểu ở mức 1% trên tổng số tiền lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Mức đóng tối đa hàng tháng của một đoàn viên sẽ không vượt quá 10% mức lương cơ sở.
Những cá nhân không tham gia vào tổ chức công đoàn thì không cần phải đóng số đoàn phí nêu trên. Trường hợp doanh nghiệp không có thành lập công đoàn thì người lao động không phải đóng khoản tiền này. Khi đó, họ thực hiện một trong hai nghĩa vụ tùy trường hợp thực tế. Khi đó, họ cũng được nhận các quyền và lợi ích khi là thành viên công đoàn.
2. Kinh phí công đoàn tiếng Anh là gì?
Kinh phí công đoàn tiếng Anh là Union funds.
3. Kinh phí công đoàn để làm gì?
Theo quy định tại Điều 21 Quyết định 1908/QĐ–TLĐ năm 2016 kinh phí công đoàn được sử dụng như sau:
Thứ nhất, Công đoàn cơ sở được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số thu theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và được sử dụng 100% tổng số thu khác của đơn vị theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn. Thu giá trị kinh phí theo phần trăm lương của người lao động tương ứng trong các doanh nghiệp.
Thứ hai, tiến hành nộp lên công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn.
Thứ ba, cấp cho công đoàn cơ sở không được phân cấp thu kinh phí công đoàn. Khi đó, cấp trên thực hiện cấp kinh phí đảm bảo duy trì hoạt động của công đoàn cơ sở.
Cụ thể như sau:
Theo quy định thì công đoàn cơ sở sẽ được sử dụng 65% tổng số kinh phí công đoàn thu được, 60% tổng số đoàn phí thu được và 100% các khoản thu khác của doanh nghiệp, tổ chức. Tỷ lệ này đảm bảo nhu cầu, mục đích sử dụng thực tế nguồn kinh phí còn lại ở cơ sở.
Trong đó công đoàn cơ sở sẽ phải nộp lên công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp là 35% tổng số kinh phí công đoàn và 40% tổng số đoàn phí thu được.
Công đoàn cấp trên sẽ được phân cấp để tiến hành thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí công đoàn của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và có trách nhiệm cấp 65% tổng số kinh phí thu được cho công đoàn cơ sở. Để đảm bảo duy trì hoạt động, thực hiện các công việc liên quan của công đoàn tại cơ sở.
Đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hiện chưa thành lập được công đoàn cơ sở thì kinh phí công đoàn sẽ do công đoàn cấp trên được phân công trực tiếp thu. Các doanh nghiệp, tổ chức sẽ được sử dụng 65% tổng số thu cho các hoạt động tuyên truyền, phát triển đoàn viên, xây dựng thỏa ước lao động tập thể,… Khi đó, đơn vị sẽ tiến hành quản lý, thực hiện các nhiệm vụ hoạt động tại doanh nghiệp.
– Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức đã có công đoàn cơ sở:
Thì mức trích kinh phí công đoàn là 2% tổng quỹ lương đóng bảo hiểm xã hội sẽ được chia theo tỷ lệ:
+ 65% sẽ do công đoàn cơ sở nắm giữ;
+ 35% sẽ được nộp về cho Công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp hoặc Liên đoàn Lao động quận.
Còn về đoàn phí công đoàn thì số tiền phải nộp sẽ được trừ vào 1% lương cơ bản của đoàn viên và được phân chia như sau:
+ 60% do công đoàn cơ sở giữ lại;
+ 40% sẽ được nộp công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp hoặc Liên đoàn lao động quận.
Các phần trăm này được quy định cụ thể và thống nhất áp dụng ở công đoàn. Từ đó, công đoàn cấp trên có thể quản lý, giám sát cũng như đảm bảo hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở.
– Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức chưa thành lập được công đoàn cơ sở thì:
Công đoàn cấp trên được phân cấp thu.
+ 65% kinh phí công đoàn thu được sẽ nộp lên công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp doanh nghiệp;
+ 35% kinh phí công đoàn còn lại sẽ được nộp trực tiếp vào quỹ Công đoàn Nhà nước.
Cuối năm số kinh phí sử dụng cho các hoạt động trên chưa hết phải quản lý, theo dõi và trả lại cho công đoàn cơ sở khi đơn vị đó thành lập tổ chức công đoàn. Khi đó, công đoàn cơ sở sẽ tiến hành quản lý, sử dụng kinh phí của công đoàn trong nhiệm vụ của họ;
Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở đã phá sản, giải thể thì số thu được ghi tăng nguồn thu tài chính công đoàn tại cấp trên cơ sở được phân cấp thu. Đồng thời tiến hành quản lý, duy trì các hoạt động liên quan trong đại diện người lao động ở cơ sở.
4. Nộp kinh phí công đoàn ở đâu?
Đối tượng nộp kinh phí công đoàn:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì phí công đoàn sẽ được đóng theo hàng tháng. Giá trị này được căn cứ theo lương hàng tháng mà doanh nghiệp trả cho người lao động.
Cơ quan, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn theo mỗi tháng một lần vào cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động. Đây là các trách nhiệm của người lao động. Các khoản giữ lại từ lương của người lao động được sử dụng để đảm bảo các quyền lợi của họ trong tổ chức, trong đơn vị.
Cụ thể đối với kinh phí công đoàn thì sẽ được doanh nghiệp trích trực tiếp từ chi phí của doanh nghiệp. Giá trị thực tế là phần trăm lương của người lao động theo quy định pháp luật.
Địa điểm nộp kinh phí công đoàn:
Đến ngày định kì thì đại diện của cơ quan, doanh nghiệp sẽ đến Liên đoàn lao động cấp Quận hoặc huyện nơi cơ quan, doanh nghiệp đặt trụ sở. Đây là cơ quan thực hiện thu kinh phí. Các hoạt động quản lý, giám sát cũng được thực hiện để đảm bảo cho quyền lợi của người lao động.
Người sử dụng lao động phải tính toán đúng, thực hiện đóng đầy đủ các kinh phí công đoàn. Để đảm bảo các nghĩa vụ tương ứng của mình cũng như quyền lợi dành cho người lao động.
Đối với đoàn phí công đoàn thì sẽ được thu thông qua lương hàng tháng của người lao động. Công đoàn cơ sở được giao nhiệm vụ thu tiền phải ghi chép lại đầy đủ, phản ánh kịp thời việc nộp tiền đoàn phí hàng tháng của đoàn viên. Đồng thời quản lý để xác minh đúng các giá trị kinh phí, giá trị trích trực tiếp từ tiền lương của người lao động.
Kế hoạch sử dụng, quản lý tiền quỹ sẽ phải được thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn.
5. Mức kinh phí công đoàn năm 2022:
Tại Điều 4
“Các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị dù đã thành lập công đoàn cơ sở hay chưa thì sẽ đều phải tham gia đóng kinh phí công đoàn hàng tháng với mức đóng là 2% quỹ tiền lương là căn cứ tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.”
Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP năm 2013 quy định mức đóng như sau:
Mức đóng = 2% x quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Trong đó: Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Mức lương cơ sở không chỉ tác động trực tiếp đến tiền lương, mức đóng và mức hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội mà sẽ còn gián tiếp ảnh hưởng đến các khoản đóng góp khác của người lao động cũng như là các doanh nghiệp, tổ chức. Từ đó, các quyền lợi, giá trị thực hiện kinh phí công đoàn cũng được biến đổi.
Hằng tháng, với mức lương thực tế của người lao động mà kinh phí công đoàn cũng được phản ánh cụ thể. Do đó, các giá trị kinh phí, nghĩa vụ này là không cố định.