Kinh nghiệm quý báu để tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn? Những kinh nghiệm, quy định của pháp luật về quyền nuôi con? Làm thế nào để có được quyền nuôi cả hai con khi ly hôn?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và chồng ly hôn. Tôi được quyền nuôi con (24 tháng tuổi). Nhưng tôi có dự định khi con tôi được >=36 tháng tuổi tôi sẽ đi lao động ở nước ngoài từ 3 đến 5 năm. Vậy khi đó tôi còn được quyền nuôi con không, và làm cách nào để tôi vẫn tiếp tục được nuôi con trong khi đi nước ngoài và sau khi tôi đi nước ngoài về. Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua tổng đài điện thoại:1900.6568
Như vậy, hiện nay bạn đang là người trực tiếp nuôi con, nhưng sau đó chồng bạn hay cá nhân, cơ quan tổ chức thuộc khoản 5, Điều 84,
Khi bạn đi lao động nước ngoài tức là bạn không thể trực tiếp chăm sóc cho con bạn được nữa và chồng bạn hay những cá nhân, tổ chức nêu trên hoàn toàn có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con vì lợi ích của bé.
Nếu bạn muốn tiếp tục nuôi con dù bạn đi lao động nước ngoài trong một thời gian khá dài thì bạn phải chứng minh bạn có điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con tốt hơn chồng bạn hay những cá nhân, tổ chức nêu trên. Những điều kiện đó bao gồm:
– Điều kiện kinh tế: Có việc làm, có thu nhập ổn định, đảm bảo cho việc sinh hoạt, học tập của con…có chỗ ở ổn định.
– Điều kiện nhân thân: Có lối sống lành mạnh, tuân thủ các quy định của pháp luật, chấp hành chủ trương của Đảng và Nhà nước, sống gương mẫu,…đảm bảo con có thể sống trong môi trường văn minh. Có thời gian chăm sóc con,…
Mục lục bài viết
- 1 1. Trong thời gian ly thân, ai là người có quyền nuôi con?
- 2 2. Phân định quyền nuôi con nếu vợ từ chối nuôi
- 3 3. Con 1 tuổi, ly hôn ai sẽ có quyền nuôi?
- 4 4. Vợ mắc bệnh hiểm nghèo có được giành quyền nuôi con?
- 5 5. Quyền nuôi con dưới 1 tuổi được quy định như thế nào?
- 6 6. Giải quyết phân chia quyền nuôi con khi ly hôn
- 7 7. Mẹ có được nuôi cả 2 con nếu đều dưới 3 tuổi?
- 8 8. Làm thế nào để có được quyền nuôi cả 2 con?
1. Trong thời gian ly thân, ai là người có quyền nuôi con?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi vấn đề này: Trong thời gian ly thân vợ chồng không sống chung với nhau nữa, con tôi 9 tháng chồng tôi có quyền được ẵm con về nhà nội chơi không?
Vì lý do con tôi còn quá nhỏ không thể rời xa tay mẹ, với lại chồng tôi đã xúc phạm đến danh dự và phẩm chất của tôi và cha mẹ tôi nên tôi không đồng ý ẵm con tôi đi đâu, đến thăm thì được nhưng mang đi nơi khác tôi không đồng ý. Tôi định ra tết sẽ nộp đơn ly dị, thời gian này chồng tôi luôn quấy rối tôi và cha mẹ tôi bằng những lời lẽ xúc phạm vì tôi không cho ẵm con tôi đi chơi. Xin quý luật sư cho hỏi tôi làm vậy có gì sai không, tôi có nói với gia đình chồng là không ngăn cản cha đến thăm nhưng không cho ẵm đi đâu. Tôi sợ sau này ra tòa ly dị, chồng tôi có quyền ẵm con tôi đi trong khi cháu còn quá nhỏ, hay bệnh.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, quyền nuôi con và chăm sóc con của chồng bạn trong quá trình hai người ly thân: Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành hoàn toàn không có chế định về ly thân. Vì luật không quy định nên không có một định nghĩa chính xác về ly thân, cũng không có cơ quan, tổ chức nào đứng ra giải quyết cho ly thân theo hướng ra quyết định hoặc bản án công nhận cho ly thân. Vì thế giữa mặc dù bạn và chồng bạn ly thân nhưng không làm chấm dứt mối quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng. Trong thời gian sống ly thân, các bên vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với con chung và tài sản. Vì thế chồng bạn vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với con.
Nếu trong quá trình ly thân, mối quan hệ giữa bạn và chồng vẫn trầm trọng thì bạn có thể xin ly hôn. Sau khi hoàn tất thủ tục ly hôn và Tòa án lập biên bản công nhận quyết định ly hôn thuận tình, giữa bạn và chồng sẽ không còn tồn tại quan hệ vợ chồng. Để được quyền nuôi con vợ chồng có hai cách để giải quyết sau đây:
Cách 1: Vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau để vợ hoặc chồng là người trực tiếp nuôi dạy, chăm sóc con và người kia có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Cách 2: Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án quyết định người được trực tiếp nuôi con. Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần và phải xem xét đến nguyện vọng của con muốn được sống trực tiếp với ai để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng.
Cụ thể Tòa án sẽ xem xét một cách tổng hợp trên 03 (ba) phương diện sau đây để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng:
– Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
– Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ
– Nguyện vọng của con: Con mong muốn được ở với ai (chỉ áp dụng với con từ đủ 9 tuổi trở lên)
Do con bạn mới 9 tháng tuổi nên về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình.
Thứ hai, vấn đề chồng bạn có những lời lẽ xúc phạm danh dự nhân phẩm của bạn và gia đình bạn Hiện nay pháp luật đã quy định các biện pháp xử lý hành chính nếu có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình. Cụ thể theo Điều 52 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.”
Tuy nhiên bạn nên cân nhắc kỹ trước khởi kiện vì thủ tục khởi kiện rất tốn kém, kéo dài. Trong khi chồng bạn cũng có thể buộc bạn phải nộp phạt đối với hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau theo quy định tại Điều 53 Nghị định này: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau”.
2. Phân định quyền nuôi con nếu vợ từ chối nuôi
Tóm tắt câu hỏi:
Em và vợ em hiện tại đã ly hôn. Cô ấy được quyền nuôi 2 con của em, nhưng từ khi nhận quyết định ly hôn từ tháng 1 năm 2014 đến nay 2 cháu vẫn ở với em và ông bà nội, cô ấy không trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng. Sau khi ly hôn cháu thứ 2 mới 04 tháng tuổi, cô ấy không nuôi dưỡng để lại cho em cùng ông bà nội nuôi dưỡng chăm sóc. Cô ấy bỏ đi không có tin tức gì luôn từ đó tới bây giờ. Vậy anh chị cho em phải làm gì để được quyền nuôi 2 con em? Em cảm ơn sự tư vấn của các anh chị.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, sự việc bạn trình bày thì vợ của bạn sẽ có quyền nuôi con, tuy nhiện vợ bạn lại bỏ đi không có tin tức gì, có thể ngầm hiểu rằng cô ấy đã từ chối quyền nuôi con này
Tại Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình quy định:
Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Trong trường hợp nếu bạn có căn cứ rằng việc vợ bạn bỏ đi không có tin tức và từ chối quyền nuôi con này thì bạn hoàn toàn có thể gửi yêu cầu lên tòa án để yêu cầu phân định quyền nuôi con này.
3. Con 1 tuổi, ly hôn ai sẽ có quyền nuôi?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi em đang học năm cuối, chồng em đang đi làm, em có con gái 1 tuổi đã cai sữa và sống ở quê với ông bà nội. Vậy nếu ly hôn thì ai sẽ đựơc quyền nuôi con? Mong anh chị giúp em giải thích. Em cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 81
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Theo quy định này, con bạn mới 1 tuổi nên thuộc trường hợp tại Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014, nghĩa là khi vợ chồng bạn ly hôn thì con bạn sẽ được giao cho bạn trực tiếp nuôi, trừ trường hợp bạn không có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý trong một số trường hợp tòa án có thể ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc này được quy định cụ thể tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
4. Vợ mắc bệnh hiểm nghèo có được giành quyền nuôi con?
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng tôi kết hôn năm 2012, có một con gái 22 tháng tuổi. Trước thời kỳ hôn nhân bố mẹ chồng có mua 1 mảnh đất nhưng trong hợp đồng chuyển nhượng lại mang tên chồng tôi. Đầu năm 2014 vì chúng tôi có nhu cầu làm nhà nên chồng tôi đã tự nguyện đổi trích lục đứng tên 2 vợ chồng. Biết tôi mắc bệnh hiểm nghèo gia đình chồng ruồng bỏ, bắt con tôi về nuôi. Nay chúng tôi ly hôn bố mẹ chồng tôi viết đơn yêu cầu toà cho tham gia với tư cách người có nghĩa vụ liên quan, đồng thời viết đơn yêu cầu tòa hủy trích lục đứng tên vợ chồng tôi và tòa đã thụ lý đơn. Xin nói thêm tôi làm đơn khởi kiện từ tháng 6/2015 đến nay chưa được giải quyết. Xin hỏi luật sư:
1. Mặc dù mắc bệnh hiểm nghèo nhưng tôi là công chức nhà nước, vậy tôi có được quyền nuôi con không? Nếu tòa k xử cho tôi nuôi con tôi phải làm thế nào ?
2. Bố mẹ chồng tôi yêu cầu tòa hủy bỏ trích lục đứng tên vợ chồng tôi là đứng hay sai. (Xin hãy giải thích cụ thể giúp tôi) nếu không đồng ý thì tôi phải làm thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn !
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về quyền nuôi con
Điều 81
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, trường hợp vợ, chồng thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận của vợ, chồng. Trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ giải quyết như sau: Hiện nay con 22 tháng tuổi (dưới 36 tháng) về nguyên tắc sẽ do bạn nuôi, trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (ví dụ: không đủ thu nhập để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của con, không đủ sức khỏe để chăm sóc con, có tư cách đạo đức không tốt…).
Có thể thấy vấn đề ở đây, trường hợp của bạn là mắc bệnh hiểm nghèo, do vậy khả năng giành được quyền nuôi con sẽ khó khăn hơn bạn sẽ chứng minh rằng việc mình mắc bệnh hiểm nghèo nhưng vẫn đủ khả năng nuôi dưỡng và chăm sóc con. Trên những căn cứ mà bạn đưa ra Tòa án sẽ căn nhắc xem việc mắc bệnh có ảnh hưởng đến khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc con hay không? có làm mất đi khả năng này hay không? Trường hợp có căn cứ khẳng định mặc dù mắc bệnh nhưng bạn vẫn có khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc thì Tòa sẽ giao con cho bạn nuôi.
Thứ hai, về yêu cầu tòa hủy bỏ trích lục đứng tên vợ, chồng. Về nguyên tắc, người có quyền sử dụng đất sẽ là người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, xét trường hợp bố mẹ chồng có mua 1 mảnh đất nhưng trong hợp đồng chuyển nhượng lại mang tên chồng tôi thì trường hợp này không đúng về bản chất của giao dịch và có thể bị tuyên vô hiệu do giả tạo. Tức là chồng bạn không có quyền với mảnh đất này đồng thời việc hai vợ, chồng đứng tên đất khi xây nhà cũng không có giá trị và Tòa có thể hủy bỏ trích lục đứng tên vợ, chồng.
Điều 124
“Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu”.
Mặc dù vậy nhưng bố mẹ chồng bạn phải có những chứng cứ chứng minh cho sự giả tạo này: giấy tờ về việc chuyển tiền, giấy tờ về việc nhờ đứng tên, giấy tờ khác có giá trị chứng minh… Do vậy, bạn phải yêu cầu bên kia đưa ra chứng cứ hoặc Tòa xác minh những gì mà bố mẹ chồng đưa có đúng hay không ?
Nếu không chứng minh được thì yêu cầu hủy bỏ yêu cầu Tòa hủy bỏ trích lục đứng tên vợ, chồng là không có căn cứ và việc chồng tôi đã tự nguyện đổi trích lục đứng tên 2 vợ, chồng vẫn có hiệu lực.
5. Quyền nuôi con dưới 1 tuổi được quy định như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Hai vợ chồng em đang mâu thuẫn có thể dẫn tới ly hôn. Vậy luật sư cho em hỏi quyền nuôi con thuộc về ai ( con em mới được 2 tháng tuổi )?.
Luật sư tư vấn:
Sau khi ly hôn thì việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chung giữa hai người được quy định tại Điều 81
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Trong trường hợp này, con bạn mới có 2 tháng tuổi là trường hợp con dưới 36 tháng tuổi quy định tại khoản 3 Điều 81 nêu trên thì được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi nếu người mẹ đó đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đứa trẻ hoặc vợ chồng bạn có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Thường thì các điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con là các căn cứ yếu tố về điều kiện vật chất và điều kiện tình thần. Ví dụ như: Điều kiện về vật chất bao gồm ăn ở, thu nhập của bạn đủ chi trả đời sống nuôi con dưới 36 tháng tuổi không,… và kết hợp điều kiện về tinh thần như không tác động môi trường xấu, tâm lý của bạn đối với đứa trẻ; có chăm sóc, nuôi dưỡng đứa bé tốt không đảm bảo đứa trẻ được phát triển bình thường,…
Bên cạnh đó, nếu một bên được quyền nuôi con thì bên còn lại không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ được quy định tại Điều 82
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Bạn cũng cần lưu ý thêm nội dung, nếu con bạn mới 2 tháng tuổi thì quyền yêu cầu ly hôn sẽ bị hạn chế đối với chồng bạn tuy nhiên sẽ không hạn chế đối với bạn theo Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
“3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
6. Giải quyết phân chia quyền nuôi con khi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn ly hôn lý do vợ chồng bất hoà, vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 trai 5 tuổi và 1 gái 2 tuổi, có căn nhà là tài sản chung của hai vợ chồng. Tôi muốn ly hôn nhưng muốn được quyền nuôi con và căn nhà thì phải làm như thế nào xin luật sư tư vấn giúp tôi.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2014 về nguyên tắc giải quyết của vợ chồng khi ly hôn:
“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.”
Có thể thấy, bạn và chồng bạn có tài sản chung là một ngôi nhà thì khi hai người tiến hành ly hôn mà không tự thỏa thuận được về vấn đề chia tài sản thì Tòa án sẽ tiến hành việc chia trên nguyên tắc là chia đôi, nhưng vẫn sẽ xem xét đến các yêu tố như bảo vệ quyền lợi ích của mỗi bên, công sức tạo lập, đóng góp, duy trì khối tài sản chung, hay hoàn cảnh của mỗi người…Về vấn đề nuôi con thì nếu hai vợ chồng không tự thỏa thuận được với nhau thì Tòa án sẽ dựa vào các tiêu chí để đưa ra quyết định ai có quyền nuôi con, căn cứ quy định tại Điều 81
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Đối với người con gái 2 tuổi của bạn và vợ bạn thì nếu vợ bạn có đủ điều kiện nuôi con thì Tòa án sẽ giao con cho người mẹ nuôi, còn bé trai 5 tuổi thì Tòa án sẽ xem xét vào các yếu tố như nhân thân, tài sản, thời gian chăm sóc…nếu đối với các tiêu chí trên mà ai đáp ứng tốt hơn thì Tòa sẽ cân nhắc giao quyền nuôi bé trai cho người đó.
7. Mẹ có được nuôi cả 2 con nếu đều dưới 3 tuổi?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi luật sư em có 2 con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Vậy khi ly hôn em có thể nuôi cả 2 cháu được không? Chồng em không rượu chè nhưng anh ấy mê chơi điện tử. Em lấy tiền của gia đình đi trả nợ cho anh ấy và bị nhà chồng nói là ăn trộm làm vốn riêng. Hiện em đang ở nhà ngoại. Vợ chồng em đều làm công nhân?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, vấn đề nuôi con sau khi ly hôn:
Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, vợ chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, con từ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Trường hợp của bạn, hai con bạn đều dưới 36 tháng tuổi nên về nguyên tắc sẽ do bạn trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, Tòa sẽ phải căn cứ vào các yếu tố sau đây để xem xét giao quyền nuôi con.
– Điều kiện vật chất: dựa trên thu nhập thực tế, tài sản, điều kiện sinh hoạt, điều kiện học tập của cha mẹ;
– Yếu tố tinh thần: Thời gian giành cho con, dạy dỗ, quan tâm, chăm sóc, tình cảm giành cho con, phẩm chất, đạo đức của cha mẹ,..
Thứ hai, vấn đề bạn lấy tiền của gia đình trả nợ cho chồng của bạn, bạn không nói rõ bạn lấy tiền của bố mẹ chồng bạn hay tiền chung của vợ chồng bạn? Hành vi “lấy” là như thế nào?
Tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
…”
Để xem một hành vi phạm tội có cấu thành tội Trộm cắp tài sản hay không, cần xem xét các yếu tố sau:
– Về chủ thể: người thực hiện hành vi phạm tội phải đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 và không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình.
– Về khách thể: người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản một cách trái pháp luật. Hành vi của tội trộm cắp tài sản có đặc trưng là người phạm tội có hành vi lén lút, không cho phép chủ tài sản biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi xảy ra.
– Mặt chủ quan: mục đích chiếm đoạt tài sản là bắt buộc, người phạm tội có lỗi cố ý đối với hành vi phạm tội. Động cơ không phải là yếu tố bắt buộc cấu thành tội Trộm cắp tài sản.
– Mặt khách quan: đối tượng tác động là tài sản. Tài sản có thể là tài sản của chủ sở hữu hoặc của người chiếm hữu tài sản.
Để cấu thành tội trộm cắp tài sản thì bạn phải có hành lén lút, không cho phép chủ tài sản biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi xảy ra, mục đích là chiếm đoạt tài sản một cách trái pháp luật. Và tài sản phải có giá trị từ hai triệu đồng trở lên.
Tuy nhiên, bạn cần phải xác minh số tiền bạn “lấy” là tài sản chung của vợ chồng bạn hay là của bố mẹ chồng bạn?
Nếu số tiền này là tài sản của bố mẹ chồng bạn, mà bạn có hành vi lén lút lấy tiền không cho bố mẹ chồng bạn biết mà mục đích lấy số tiền là để chiếm đoạt tài sản. Khi thỏa mãn hết các yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu số tiền này là tài sản chung của vợ chồng bạn thì bạn có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Do đó hành vi “lấy” của bạn không thỏa mãn về mặt khách thể. Và bạn có nói là bạn lấy tiền để trả nợ cho chồng bạn, như vậy bạn không có mục đích chiếm đoạt tài sản nên không thỏa mãn mặt chủ quan. Tuy nhiên bạn cần phải chứng minh được bạn lấy số tiền đó trả nợ cho chồng bằng cách liên hệ với người chủ nợ.
8. Làm thế nào để có được quyền nuôi cả 2 con?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Tôi có chút việc gia đình mong luật sư tư vấn giúp. Tôi kết hôn được 8 năm và có 2 con, cháu lớn 8 tuổi, cháu bé gần 4 tuổi. Nay vợ chồng tôi cãi nhau, chồng tôi bế thằng bé bỏ đi khi chưa được sự đồng ý của tôi, và cháu không muốn đi (chồng tôi giờ là bộ đội địa phương). Vậy, chồng tôi có vi phạm luật hôn nhân gia đình không, ly hôn tôi có được quyền nuôi 2 con không (tôi làm UBND xã, có bằng chứng chồng ngoại tình).
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng như sau:
“Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
…”
Theo quy định trên, cha mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên. Do đó, hành vi của chồng bạn là tự ý bế con đi khỏi nơi cư trú, không có sự đồng ý của bạn cũng như thành viên khác trong gia đình thì đây là hành vi ngăn cản quyền chăm sóc, nuôi dưỡng giữa bạn và con bạn.
Đối với hành vi này, chồng bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Bạn có thể tường trình hành vi này tới ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn đang cư trú để yêu cầu xử lý.
Luật sư tư vấn ly hôn – tư vấn tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn:1900.6568
Khi ly hôn, vấn đề nuôi con giải quyết theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
…
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Đối với người con lớn 8 tuổi, Tòa án sẽ hỏi ý kiến của bé và theo sự lựa chọn của bé. Do đó, bé chọn về ở với mẹ thì Tòa giao cho mẹ nuôi, bé chọn về ở với bố thì Tòa giao cho bố nuôi.
Đối với người con nhỏ gần 4 tuổi, Tòa án sẽ xem xét dựa trên 02 điều kiện chính là kinh tế và nhân thân của cả cha và mẹ để xem xét giao con cho ai nuôi là hợp lý.
+ Kinh tế: có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống cho con.
+ Nhân thân: có nhân thân tốt, chưa từng phạm tội, không có hành vi vi phạm pháp luật, có lối sống lành mạnh.
Ngoài ra, Tòa án sẽ xem xét thêm các điều kiện khác như: vấn đề nhà ở, nhu cầu sống của con,…
Theo như bạn trình bày, chồng bạn có hành vi ngoại tình, khi ly hôn, bạn đưa ra thông tin này (có chứng cứ rõ ràng) để yêu cầu tòa án xem xét giải quyết cho bạn.
Nếu bạn đảm bảo được các điều kiện trên và tốt hơn so với chồng bạn thì bạn sẽ có ưu thế trong việc giành quyền nuôi con.