Kinh doanh thực phẩm qua chế biến đóng những loại thuế gì? Mức thuế phải đóng là bao nhiêu.
Kinh doanh thực phẩm qua chế biến đóng những loại thuế gì? Mức thuế phải đóng là bao nhiêu?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi: Tôi đang muốn xin cấp giấy phép kinh doanh mặt hàng thực phẩm thịt đã qua chế biến chín (giò, chả lụa). Doanh thu khoảng 30tr/tháng (chưa tính các chi phí nguyên liệu, sản xuất …). Tôi đóng thuế khoán 1,5tr /năm có được không? Tôi có được cấp hoá đơn bán hàng không? Và tôi còn phải nộp những thuế gì nữa không? Cảm ơn quý công ty!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013;
– Nghị định số 209/2013/NĐ-CP;
2. Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, xin nói tới những loại thuế và mức thuế mà bạn phải nộp.
Theo như bạn trình bày, bạn đang muốn xin cấp giấy phép kinh doanh mặt hàng thực phẩm thịt đã qua chế biến chín (giò, chả lụa). Việc kinh doanh này của bạn không thuộc một trong các trường hợp kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP. Do đó, việc kinh doanh của bạn cần tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh. Thông thường, đối với trường hợp này bạn đăng ký theo phương thức hộ kinh doanh cá thể.
Thuế khoán được áp dụng đối với những hộ kinh doanh nhỏ. Mức thuế khoán do cơ quan thuế quy định, dựa vào doanh thu và quy mô của hộ kinh doanh đó để định ra mức thuế khoán phù hợp. Đối với hộ kinh doanh cá thể, các loại thuế áp dụng theo hình thức này bao gồm: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.
1. Thuế môn bài
Theo khoản 2 Mục I Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30/8/2002 của Chính phủ thì mức thuế môn bài đối với các đối tượng khác, hộ kinh doanh cá thể được quy định nộp thuế môn bài theo 6 mức:
"- Bậc 1 – Thu nhập 1 tháng trên 1.500.000đ: Thuế môn bài năm : 1.000.000đ.
– Bậc 2 – Thu nhập trên 1 triệu/tháng đến 1.5 triệu/tháng: 750.000đ.
– Bậc 3 – Thu nhập trên 750 nghìn đến 1 triệu/tháng: 500.000đ.
– Bậc 4 – Thu nhập trên 500 nghìn đến 750 nghìn/tháng: 300.000đ.
– Bậc 5 – Thu nhập trên 300 nghìn đến 500 nghìn/tháng: 100.000đ.
– Bậc 6 – Thu nhập bằng hoặc thấp hơn 300 nghìn/tháng: 50.000đ."
Theo như bạn trình bày, dự kiến doanh thu kinh doanh của bạn khoảng 30 triệu/ tháng. Mức doanh thu này thuộc bậc 1 nên mức thuế môn bài bạn phải nộp trong một năm là 1.000.000 đồng.
2. Thuế giá trị gia tăng
Theo Khoản 2, Điều 11 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 thì hộ kinh doanh là đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Theo đó, căn cứ Khoản 2, Điều 8 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP, công thức tính thuế giá trị gia tăng như sau:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu khoán x Tỷ lệ %.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trong đó, theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 8 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ tỷ lệ % để tính thuế gia trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
– Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%.
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.
– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
Bạn kinh doanh mặt hàng thực phẩm thịt đã qua chế biến chín nên đối chiếu phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì ngành nghề này thuộc mục Phân phối, cung cấp hàng hóa. Do đó, tỷ lệ % để tính thuế gia trị gia tăng trên doanh thu trong trường hợp này là 1%. Khi đó mức thuế giá trị gia tăng bạn phải nộp là: 30.000.000 x 1% = 300.000 đồng/tháng, tương đương 3.600.000/năm.
3. Thuế thu nhập cá nhân
Theo Điểm c, Khoản 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC, công thức tính thuế thu nhập cá nhân đối với hộ cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán như sau:
Thuế thu nhập cá nhân = Doanh thu khoán x Tỷ lệ %
Và theo Điểm b.1, Khoản 2 Thông tư này, tỷ lệ tính thuế thu nhập cá nhân đối với ngành phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%. Do đó, mức thuế thu nhập cá nhân bạn phải nộp là: 30.000.000 x 0,5% = 150.000 đồng/tháng tương đương 1.800.000/năm.
Như vậy tổng mức thuế khoán bạn phải nộp là: 1.000.000 + 3.600.000 + 1.800.000 = 6.400.000/tháng. Theo đó, bạn đóng mức thuế khoán 1,5 triệu/năm là không hợp lý so với quy định của pháp luật thuế hiện hành.
Thứ hai, xin trả lời về vấn đề bạn có được cấp hoá đơn bán hàng không?
Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 các hộ kinh doanh cá thể thực hiện nộp thuế theo phương pháp thuế khoán vẫn được mua hóa đơn. Đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì mức thuế khoán là ổn định trong một năm. Trường hợp thay đổi thuế khoán chỉ khi cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, điều tra xác minh cho rằng doanh thu thực tế vượt trên 50% mức doanh thu tính thuế đang áp dụng mới điều chỉnh mức thuế khoán.
Như vậy, trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể làm hồ sơ đề nghị cơ quan thế cấp hoa đơn bán hàng.