Kinh doanh nhà trọ công nhân, sinh viên có được miễn thuế không hiện đang là băn khoản của nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề nêu trên:
Mục lục bài viết
1. Kinh doanh nhà trọ công nhân, sinh viên có được miễn thuế?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định đối tượng phải thực hiện đóng thuế bao gồm:
Thứ nhất, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, cụ thể:
– Hợp tác kinh doanh với tổ chức.
– Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
– Tiến hành sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế theo quy định.
– Tiến hành hoạt động đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với doanh nghiệp xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
– Thực hiện các hoạt động thương mại điện tử, bao gồm cả trường hợp cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử.
Thứ hai, cá nhân, hộ kinh doanh tiến hành kinh doanh các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam.
Thứ ba, cá nhân cho thuê tài sản.
Thứ tư, cá nhân tiến hành chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn”.
Thứ năm, tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân.
Thứ sáu, cá nhân, tổ chức thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân.
Thứ bảy, cơ quan thuế, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Thứ tám, các doanh nghiệp xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả thu nhập cho cá nhân trực tiếp ký hợp đồng đại lý bán đúng giá đối với xổ số, bảo hiểm, bán hàng đa cấp.
Như vậy, theo quy định trên hoạt động kinh doanh cho thuê nhà trọ phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước.
Tuy nhiên, hiện nay Bộ Tài chính đang lấy ý kiến tại dự thảo thông tư hướng dẫn thuế và quản lý thuế đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có nội dung cá nhân phải kê khai và nộp thuế tài sản khi có doanh thu từ các hoạt động cho thuê gồm: cho thuê nhà, mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi không bao gồm dịch vụ lưu trú; cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển; cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ.
Theo đó, cá nhân cho thuê nhà ở có doanh thu nhưng sẽ được hưởng miễn thuế tài sản, trong đó bao gồm cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự; cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác; cung cấp cơ sở lưu trú cùng dịch vụ ăn uống và/hoặc các phương tiện giải trí.
Dự thảo cũng nêu rõ cá nhân cho thuê tài sản nhưng tổng tiền thuê một năm từ 100 triệu đồng trở xuống sẽ không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
2. Kinh doanh nhà trọ cho thuê phải nộp những khoản thuế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 40/2021/TT-BTC, nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Cụ thể:
– Không nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân nếu như hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống.
– Trường hợp doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên thì người cho thuê nhà phải đóng các loại thuế: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.
* Thuế môn bài:
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC quy định mức thuế môn bài phải nộp khi kinh doanh cho thuê nhà trọ như sau:
Doanh thu | Mức lệ phí môn bài |
Trên 100 – 300 triệu/năm | 300.000 đồng/năm |
Trên 300 – 500 triệu/năm | 500.000 đồng/năm |
Trên 500 triệu/năm | 1.000.000 đồng/năm |
Lưu ý: Người cho thuê nhà được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ 01/01 -31/12) khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Là tổ chức mới được thành lập, tức mới được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới.
+ Cá nhân, hộ gia đình, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
(căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC).
* Thuế giá trị gia tăng:
Đóng thuế giá trị gia tăng khi có doanh thu từ việc cho thuê nhà đáp ứng doanh thu phải đóng mức thuế giá trị gia tăng theo quy định nêu trên là từ 100 triệu đồng/năm trở lên.
Theo đó mức thuế giá trị gia tăng phải đóng tính như sau:
Mức thuế giá trị gia tăng phải đóng = Tổng doanh thu cho thuê nhà trọ cả năm x 5%.
* Thuế thu nhập cá nhân:
Theo quy định, khi doanh thu từ việc kinh doanh cho thuê phòng trọ đạt từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Mức thuế thu nhập cá nhân phải đóng = Tổng doanh thu cho thuê nhà trọ cả năm x 5%.
Lưu ý: căn cứ Phụ lục số 01 Thông tư số 92/2015/TT-BTC quy định tỷ lệ % tính thuế giá trị gia tăng và thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với ngành nghề cho thuê tài sản trong đó có cho thuê nhà, đất là 5%.
3. Cho thuê nhà trọ có phải đăng ký kinh doanh không?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định
– Hoạt động buôn bán vặt được hiểu là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định.
– Hoạt động buôn bán rong hay còn gọi là buôn bán dạo, là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định.
– Hoạt động buôn chuyến chính là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ.
– Hoạt động bán quà vặt là hoạt động bán các loại như đồ ăn, nước uống, quà bánh. Hoạt động này có hoặc có thể không có địa điểm cố định.
– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Theo đó, việc cho thuê nhà trọ là hoạt động thương mại không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh. Do vậy, cho thuê nhà trọ phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, tại Công văn số 6457/SKHĐT-ĐKKD, Sở kế hoạch và đầu tư cũng quy định rõ hoạt động cho thuê nhà trong đó gồm cả trường hợp cho người trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê nhà ở và hoạt động cho thuê mặt bằng để kinh doanh đều là hoạt động kinh doanh bất động sản. Do đó, người có bất động sản cho thuê phải có thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, phải có đăng ký kinh doanh và có vốn pháp định theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh. Nhưng nếu kinh doanh với quy mô nhỏ thì nên lựa chọn hình thức hộ kinh doanh. Và khi xây dựng mô hình kinh doanh nhà trọ, người cho thuê cần phải đóng thuế theo quy định của Nhà nước. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
– Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
– Thông tư số 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
– Thông tư số 65/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số
– Thông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 và
– Công văn số 6457/SKHĐT-ĐKKD về ngành nghề cho thuê nhà, cho người nước ngoài thuê nhà ở, cho thuê mặt bằng để kinh doanh.