Hiện nay việc môi giới mại dâm trong các nhà nghỉ ... diễn ra vô cùng phổ biến. Các đối tượng được xác định là chủ nhà nghỉ thông thường sẽ gọi gái mại dâm tới nhà nghỉ và giới thiệu cho khách hàng tại đó để trực tiếp thực hiện hành vi mua bán dâm. Hành vi này được xem là vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Kinh doanh nhà nghỉ để môi giới mại dâm bị phạt thế nào?
Mại dâm và môi giới mại dâm hiện nay là những thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong văn bản pháp luật cũng như đời sống xã hội. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh phòng chống mại dâm thì có thể hiểu, mại dâm là khái niệm pháp lý thì hành vi mua dâm và bán dâm của các đối tượng trái quy định của pháp luật, trong đó mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc dùng các lợi ích vật chất khác để chi trả cho người bán dâm nhằm mục đích giao cấu, còn bán dâm là hành vi cho phép một người khác thực hiện hoạt động quan hệ tình dục với mình để được nhận tiền hoặc nhận lại một khoản lợi ích vật chất khác. Bên cạnh đó, môi giới mại dâm là hành vi của các đối tượng dụ dỗ hoặc dẫn dắt trung gian dưới bất kỳ hình thức nào để kết nối giữa việc mua dâm và việc bán dâm. Như vậy có thể hiểu, môi giới mại dâm là hành vi trung gian của các đối tượng kết nối khách hàng có nhu cầu mua dâm và có nhu cầu bán dâm trái quy định của pháp luật. Trong hoạt động mại dâm thì những đối tượng có hành vi môi giới mại dâm cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, người môi giới mại dâm có thể chủ động để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho người có nhu cầu bán dâm gặp gỡ và trao đổi với người có nhu cầu mua dâm hoặc ngược lại, những đối tượng môi giới mại dâm suất hiện sẽ làm cho quan hệ mua dâm và bán dâm diễn ra thuận lợi hơn. Hành vi môi giới mại dâm không chỉ xâm phạm đến trật tự công cộng mà còn trực tiếp xâm phạm đến đạo đức và nếp sống văn minh thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam từ trước đến nay. Vì vậy đây là những hành vi bị pháp luật vô cùng lên án và xử phạt vô cùng nghiêm khắc. Tùy vào từng mức độ và tính chất gây nguy hại trên thực tế mà hành vi môi giới mại dâm có thể bị xử lý hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trực tiếp xâm hại đến khách thể do pháp luật hình sự bảo vệ. Căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định về hành vi lợi dụng kinh doanh và dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm. Theo đó thì các đối tượng có hành vi kinh doanh nhà nghỉ để môi giới mại dâm sẽ bị phạt tiền với mức như sau:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi sử dụng việc mua dâm hoặc bán dâm và các hoạt động tình dục khác để làm phương thức kinh doanh dưới bất kỳ hình thức nào;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật hoặc người được giao nhiệm vụ quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ đó để xảy ra hiện tượng mua dâm, xảy ra hiện tượng bán dâm hoặc khiêu dâm, có hành vi kích dục ở cơ sở do mình đang trực tiếp quản lý;
– Hình thức xử phạt bổ sung có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện về an ninh trật tự trong khoảng thời gian từ 06 tháng đến 12 tháng được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, trục xuất về nước nếu như những đối tượng vi phạm được xác định là người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định của pháp luật nêu trên;
– Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là bắt buộc và nộp lại số tiền bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy có thể nói, người nào có hành vi kinh doanh nhà nghỉ để thực hiện hoạt động môi giới mại dâm trái quy định của pháp luật thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên, bên cạnh đó còn bị áp dụng hình thức khắc phục hậu quả đó là bắt buộc phải nộp lại toàn bộ số tiền thu lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi môi giới mại dâm từ hoạt động kinh doanh nhà nghỉ.
2. Kinh doanh nhà nghỉ để môi giới mại dâm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Chủ nhà nghỉ có hành vi kinh doanh nhà nghỉ để tiến hành hoạt động môi giới mại dâm hoặc chứa mại dâm hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội môi giới mại dâm căn cứ theo quy định tại Điều 328 của Bộ luật hình sự năm 2015 khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và thỏa mãn các cấu thành tội phạm theo điều luật tương ứng. Hành vi khách quan của tội môi giới mại dâm được xác định là hành vi trung gian đứng ra để dụ dỗ và dẫn dắt người khác mua dâm và bán dâm trái quy định của pháp luật. Đây được xem là hành vi có tính chất thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi để người khác thực hiện hoạt động mua dâm và bán dâm trên thực tế. Trong đó thì hành vi dụ dỗ người khác mua dâm và bán dâm được hiểu là hành vi thuyết phục người khác chấp nhận việc mua dâm hoặc bán dâm, còn hành vi dẫn dắt chính là hành vi tạo ra điều kiện thuận lợi và tạo ra chất xúc tác để người khác có thể tiếp cận và thỏa thuận về việc mua bán dâm. Lỗi của người phạm tội đối với tội môi giới mại dâm được xác định là lỗi cố ý. Vì vậy những đối tượng được xác định là chủ nhà nghỉ có hành vi kinh doanh nhà nghỉ nhầm mục đích môi giới mại dâm hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội môi giới mại dâm. Điều luật quy định 3 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung. Khung hình phạt cơ bản được quy định 06 tháng đến 03 năm. Hai khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù từ 03 năm đến 07 năm và từ 07 năm đến 15 năm. Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng được quy định là dấu hiệu về số người mua, bán dâm, về tuổi của người mua, bán dâm, về mức độ thu lợi bất chính … Khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là hình phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
3. Biện pháp ngăn chặn hành vi môi giới mại dâm hiện nay:
Phòng chống môi giới mại dâm hiện nay được xem là trách nhiệm của toàn xã hội, mà trước hết là các cấp chính quyền. Để có thể ngăn chặn hành vi môi giới mại dâm hiệu quả thì cần phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau. Ngăn chặn hành vi môi giới mại dâm hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các loại tội phạm hoặc các loại bệnh tật lây truyền thông qua đường tình dục cũng sẽ được ngăn chặn và giảm thiểu, phòng chống tối đa hoạt động tham nhũng. Vì vậy một cuộc sống ấm no sẽ phải gắn liền với quá trình truyền thông và giáo dục giữ gìn bản sắc dân tộc, luôn luôn phải biết tự hào về phẩm giá trước sự cám dỗ của cuộc sống. Để phòng chống hoạt động mại dâm nói chung và môi giới mại dâm nói riêng có hiệu quả thì cần phải tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau:
– Tăng cường thông tin và truyền thông về hoạt động phòng chống môi giới mại dâm nhằm mục đích nâng cao ý thức và trách nhiệm của gia đình, và cá nhân trong xã hội, nâng cao ý thức của cộng đồng nói chung đối với công tác phòng chống môi giới mại dâm làm cho mọi người tích cực tham gia hoạt động phòng ngừa mại dâm nói chung và môi giới mại dâm nói riêng, chống phân biệt đối xử với người bán dâm và tạo cơ hội cho họ thay đổi công việc trong cuộc sống;
– Nâng cao quản lý về an ninh trật tự an toàn xã hội. Một trong những biện pháp quan trọng để phòng ngừa hiệu quả hành vi môi giới mại dâm đó là tăng cường công tác quản lý về an ninh trật tự an toàn xã hội không chỉ trong phạm vi nội địa và cả các khu vực biên giới, cửa khẩu và trên biển. Cần phải theo dõi chặt chẽ về các nguồn nhân khẩu ở địa bàn dân cư thông qua công tác hộ tịch, các cơ quan có thẩm quyền cần phải tăng cường kiểm tra và giám sát chặt chẽ sự biến động dân cư trên địa bàn thông qua các cơ chế đăng ký tạm trú tạm vắng theo quy định của pháp luật, cần phải thực hiện có hiệu quả và giám sát chặt chẽ các đối tượng có tiền án tiền sự và các đối tượng có nghi vấn thực hiện hoạt động môi giới mại dâm trên địa bàn địa phương mà mình quản lý;
– Quản lý chặt chẽ đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm phòng ngừa việc lợi dụng quá trình kinh doanh để tổ chức hoạt động môi giới mại dâm và chứa mại dâm. Đồng thời, cần phải tăng cường công tác thanh tra kiểm tra đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ để kịp thời phát hiện và ngăn chặn và hành vi mua dâm bán dâm, bạo lực xâm phạm đến quyền cơ bản của người bán dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ đó;
– Lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xã hội với các chương trình phòng chống tội phạm, góp phần hạn chế và loại trừ điều kiện để xảy ra tình trạng môi giới mại dâm, cần phải xác định về việc giải quyết vấn đề môi giới mại dâm là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của các chương trình phát triển kinh tế xã hội, trong đó có chương trình xóa đói giảm nghèo và các chương trình phòng chống tội phạm để nâng cao phát triển về mặt kinh tế trong tương lai gần.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.