Kinh doanh mỹ phẩm xách tay là một lĩnh vực hấp dẫn và tiềm năng trong ngành công nghiệp làm đẹp. Tuy nhiên, để thành công trong việc này, cần có kiến thức và hiểu rõ về các yêu cầu pháp lý và quy định liên quan. Vậy theo quy định hiện nay thì kinh doanh mỹ phẩm xách tay phải xin giấy phép không?
Mục lục bài viết
1. Kinh doanh mỹ phẩm xách tay phải xin giấy phép không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định các trường hợp kinh doanh mà hiện không cần đăng ký kinh doanh, các trường hợp này chỉ bao gồm buôn bán hàng hàng rong, lề đường.
Như vậy đối với những trường hợp không thuộc điều khoản trên thì pháp luật buộc chủ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh. Do đó, cũng như mọi loại hình kinh doanh khác kinh doanh xách tay buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.
Để có thể mở cửa hàng thì hộ kinh doanh cá thể thì bạn sẽ cần tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh hàng xách tay cho cửa hàng. Cụ thể, hồ sơ, thủ tục mở cửa hàng kinh doanh hàng xách tay theo hình thức hộ kinh doanh sẽ như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký gồm 01 bộ, bao gồm:
-
Giấy đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể để mở cửa hàng theo quy định. Có nội dung như sau:
-
Thông tin chủ cửa hàng: Như họ, tên, số và ngày cấp CMND/CCCD, địa chỉ nơi cư trú kèm theo chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập hoặc của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập.
-
Tên cửa hàng: Cửa hàng kinh doanh hàng xách tay sẽ cần phải có tên riêng khi đăng ký kinh doanh. Tên cửa hàng phải tuân thủ những quy định chung như: Có đủ cấu trúc bao gồm cả loại hình và tên riêng. Tên không giống hay trùng lặp với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh khác trong phạm vi cấp quận/huyện. Tên có thể viết bằng tiếng anh hay viết tắt nhưng không được sử dụng các từ ngữ, ký hiệu thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục.Lưu ý, cấm sử dụng chữ công ty hay doanh nghiệp để làm tên cửa hàng.
-
Ngành nghề kinh doanh: Bạn cần phải chuẩn bị ngành nghề để đăng ký kinh doanh là mặt hàng xách tay.
-
Số vốn kinh doanh: Vốn để mở cửa hàng thì phải ghi cụ thể vào hồ sơ đăng ký kinh doanh.
-
Địa chỉ cửa hàng: Cần ghi rõ địa chỉ cửa hàng của bạn. Lưu ý: không nên sử dụng địa chỉ giả, địa chỉ không tồn tại khi đăng ký kinh doanh.
-
Bản sao có chứng thực CMND/CCCD của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
-
Biên bản của cuộc họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh (thông thường là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc UBND huyện).
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ có trách nhiệm trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn được xác định là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
-
Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề hiện đang cấm kinh doanh;
-
Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định;
-
Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn được xác định là 05 làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người chủ kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau thời gian được ghi trên giấy biên nhận, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp huyện sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký cửa hàng kinh doanh hàng xách tay cho bạn.
2. Điều kiện để xách tay hàng hóa vào Việt Nam là gì?
Dựa vào các quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ta có thể khẳng định không phải tất cả hàng xách tay đều là hàng hóa nhập lậu. Hàng xách tay không phải hàng nhập lậu khi đảm bảo các điều kiện như sau:
- Có hóa đơn chứng từ kèm theo rõ ràng;
- Không được nằm trong danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu (đối với hàng nhập khẩu theo giấy phép);
- Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu được thực hiện đúng quy định;
- Hàng hóa có dán tem nhập khẩu và thực hiện đóng thuế đầy đủ theo quy định pháp luật…
- Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên thì hàng hóa xách tay cần phải thuộc những trường hợp trên thì mới được coi là hợp pháp.
3. Khai báo hải quan đối với hàng hóa xách tay như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 59
- Người xuất cảnh, nhập cảnh không có nghĩa vụ phải khai hải quan nếu trường hợp không có hành lý vượt định mức miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế, không có hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi.
- Người xuất cảnh, nhập cảnh nếu mang hàng hóa vượt định mức hành lý miễn thuế qua khu vực kiểm tra hải quan mà không khai hải quan đều coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Khi tiến hành khai hải quan, người khai hải quan không gộp chung định mức miễn thuế của nhiều người nhập cảnh để khai báo miễn thuế cho một người nhập cảnh, trừ hành lý của các cá nhân trong một gia đình mang theo trong cùng chuyến đi. Việc khai báo định mức miễn thuế tính theo từng lần nhập cảnh.
- Theo đó, thì người nhập cảnh sẽ không phải khai hải quan nếu không có hành lý vượt định mức miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế, không có hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi.
Về mức miễn thuế theo Điều 6 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 18/2021/NĐ-CPquy định về miễn thuế đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh như sau :
- Rượu được xác định từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2,0 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít.
- Thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi: 250 gam hoặc xì gà: 20 điếu;
- Đồ dùng cá nhân với số lượng, chủng loại phù hợp với mục đích của chuyến đi;
- Các vật phẩm khác ngoài hàng hóa quy định tại các điểm a, b, và c khoản này mà không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện có tổng trị giá hải quan không quá 10.000.000 đồng Việt Nam;
Như vậy, nếu trường hợp không thuộc trường hợp vượt định mức hành lý miễn thuế thì phải khai hải quan nếu không sẽ bị xem là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Hàng hóa xách tay có phải là hàng hóa nhập lậu không?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hàng hóa nhập lậu bao gồm:
- Hàng hóa nhập khẩu mà thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
- Hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa nhập khẩu mà không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường được xác định là không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
- Hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hàng hóa xách tay nhập khẩu vào Việt Nam thì phải không thuộc vào các trường hợp nêu trên thì hàng hóa xách tay được xem là hàng nhập lậu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
– Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
– Nghị định 134/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
THAM KHẢO THÊM: