Kiểm tra viên thuế là gì? Nhiệm vụ của kiểm tra viên thuế? Tiêu chuẩn ngạch kiểm tra viên thuế? Xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ?
Hiện nay, kiểm tra viên thuế là vị trí mà nhiều quý bạn đọc quan tâm tới bởi việc lĩnh vực thuế là lĩnh vực quan trọng, đặc biệt được Nhà nước, cơ quan ban ngành, xã hội quan tâm đến. Vậy, Kiểm tra viên thuế là gì? Nhiệm vụ của kiểm tra viên thuế, tiêu chuẩn ngạch kiểm tra viên thuế? Việc xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ?
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 29/2022/TT-BTC Quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ
Mục lục bài viết
1. Kiểm tra viên thuế là gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 29/2022/NĐ-CP: kiểm tra thuế là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản của ngành thuế; trực tiếp thực hiện phần hành công việc của nghiệp vụ quản lý thuế.
2. Nhiệm vụ của kiểm tra viên thuế:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 29/2022/NĐ-CP nhiệm vụ kiểm tra viên thuế như sau:
Thứ nhất, tham gia xây dựng kế hoạch thu thuế và thu khác, thu nợ thuế, cưỡng chế thuế và kế hoạch công tác tháng, quý, năm theo nhiệm vụ được giao; xây dựng các quy định cụ thể để triển khai nhiệm vụ quản lý thu;
Thứ hai, tổ chức thực hiện:
– Kiểm tra viên thuế tiến hành hướng dẫn và tiếp nhận các thủ tục đăng ký thuế, giảm thuế, khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, hoàn thuế;
– Tiến hành tham gia quản lý thông tin người nộp thuế theo nhiệm vụ được giao;
– Kiểm tra viên tiến hành đôn đốc, theo dõi đối tượng nộp thuế, nộp đầy đủ kịp thời số thuế và số thu khác vào Kho bạc Nhà nước;
– Kiểm tra viên thuế phải nắm rõ tình hình và kết quả hoạt động sản xuất dịch vụ, kinh doanh, ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế theo phạm vi quản lý nhằm mục đích có biện pháp quản lý đạt hiệu quả cao;
– Đề xuất và cụ thể hóa các chính sách, pháp luật thuế sao cho phù hợp với tình hình quản lý của địa phương và của ngành;
– Tiến hành việc phân tích đánh giá về lãi lỗ cũng như tình hình tài chính, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của đối tượng nộp thuế, tiến hành đề xuất biện pháp xử lý và quản lý kịp thời các khoản nợ thuế;
Thứ ba, phải phối hợp với các bộ phận có liên quan trong và ngoài đơn vị nhằm để thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế thuộc phạm vi quản lý;
Thứ tư, tiến hành thực hiện kiểm tra công việc thuộc phần hành quản lý và xử lý theo quy định của pháp luật;
Thứ sáu, phải chấp hành sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của công chức chuyên môn ở ngạch trên và chịu trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn ở ngạch dưới;
Thứ bảy, có nhiệm vụ quản lý hồ sơ tài liệu theo quy định của Nhà nước.
3. Tiêu chuẩn ngạch kiểm tra viên thuế:
3.1. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm tra viên thuế:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư 29/2022/TT-BTC Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm tra viên thuế như sau:
Thứ nhất, nắm vững các quy định của pháp luật về chế độ chính sách liên quan đến lĩnh vực thuế và quy trình nghiệp vụ quản lý có liên quan đến phần công việc được giao;
Thứ hai, nắm rõ quy trình xây dựng các kế hoạch, phương án và các quyết định cụ thể và có kiến thức am hiểu trong lĩnh vực được giao; sử dụng thành thạo máy vi tính, phần mềm quản lý thuế và các công cụ khác; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu;
Thứ ba, nắm được những vấn đề cơ bản về chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và ngành Thuế, chiến lược phát triển, các chính sách kinh tế tài chính liên quan;
Thứ tư, kiểm tra viên phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kiến thức chuyên sâu, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả cao; kỹ năng soạn thảo văn bản nghiệp vụ về thuế; có kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện công việc thuộc phần hành được giao; kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và kiểm tra công việc được giao và kỹ năng đọc, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Thứ năm, nắm vững những vấn đề cơ bản về kế toán thuế, phân tích tài chính doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đối tượng nộp thuế để nâng cao hiệu quả quản lý thuế;
Thứ sáu, kiểm tra viên phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
3.2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Thông tư 29/2022/TT-BTC tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của kiểm tra viên thuế như sau:
Thứ nhất, Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
Thứ hai, Có kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương, có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn.
Ngoài ra, đối với công chức dự thi nâng ngạch kiểm tra viên thuế thì ngoài các tiêu chuẩn nêu trên thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
i) Đang giữ ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế;
ii) Có thời gian giữ ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế hoặc tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó phải có tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) liên tục giữ ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
3.2. Điều kiện thi nâng ngạch công chức thuế:
Căn cứ theo quy định Điều 25 Thông tư số 29/2022/TT-BTC điều khoản chuyển tiếp như sau:
– Đối với công chức không có bằng tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, tài chính, kiểm toán nhưng đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch kế toán viên, kế toán viên chính trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 thì vẫn tiếp tục được làm kế toán theo quy định tại khoản 7 Điều 18 Nghị định số
– Đối với tổ chức, cơ quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, kế hoạch tuyển dụng công chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng viên chức trước ngày ban hành Thông tư 29/2022/TT-BTC thì tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt.
– Từ trước ngày Thông tư 29/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành đối với viên chức, công chức đã được bổ nhiệm vào ngạch, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ theo quy định của pháp luật thì được xác định là đáp ứng quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn của ngạch, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ quy định tại Thông tư 29/2022/TT-BTC tương ứng với ngạch, chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm.
– Trước ngày 30/6/2022 đối với viên chức, công chức chuyên ngành dự trữ, kế toán, thuế, hải quan có chứng chỉ hoàn thành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch không phải tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước hoặc bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp tương ứng theo quy định tại Thông tư 29/2022/TT-BTC.
4. Xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Thông tư 29/2022/TT-BTC, Xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ như sau:
Thứ nhất, Các ngạch công chức chuyên ngành thuế, kế toán, hải quan, dự trữ quy định tại Thông tư 29/2022/TT-BTC được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số
– Ngạch kiểm tra viên cao cấp hải quan (mã số 08.049), kiểm tra viên cao cấp thuế (mã số 06.036) được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.
– Ngạch kiểm tra viên chính hải quan (mã số 08.050), kiểm tra viên chính thuế (mã số 06.037) kỹ thuật viên bảo quản chính (mã số 19.220) được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
– Ngạch kế toán viên cao cấp (mã số 06.029) được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55;
– Ngạch kế toán viên chính (mã số 06.030) được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến 6,38;
– Ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế (mã số 06.039), kiểm tra viên trung cấp hải quan (mã số 08.052), kỹ thuật viên bảo quản trung cấp (mã số 19.222), thủ kho bảo quản (mã số 19.223), kế toán viên trung cấp (mã số 06.032) được áp dụng hệ số lương công chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
– Ngạch nhân viên thuế (mã số 06.040), nhân viên hải quan (mã số 08.053) được áp dụng hệ số lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06;
– Ngạch Nhân viên bảo vệ kho dự trữ (mã số 19.224) được áp dụng hệ số lương công chức loại C, nhóm 1 (C1), từ hệ số lương 1,65 đến hệ số lương 3,63;
– Ngạch kiểm tra viên thuế (mã số 06.038), kiểm tra viên hải quan (mã số 08.051), kỹ thuật viên bảo quản (mã số 19.221), kế toán viên (mã số 06.031) được áp dụng hệ số lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
Thứ hai, việc chuyển xếp lương đối với công chức sang ngạch công chức chuyên ngành mới sẽ được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.
Trường hợp công chức chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn để chuyển xếp lương vào ngạch công chức chuyên ngành mới theo quy định thì tiếp tục được xếp lương theo ngạch công chức hiện hưởng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Thông tư 29/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành.
Trong thời hạn 05 năm này, công chức phải hoàn thiện tiêu chuẩn về trình độ đào tạo theo yêu cầu của ngạch công chức chuyên ngành mới. Khi công chức đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn ở ngạch công chức chuyên ngành mới thì cơ quan quản lý hoặc sử dụng công chức chuyển xếp lương theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV.
Đối với các công chức không hoàn thiện tiêu chuẩn về trình độ đào tạo theo yêu cầu của ngạch công chức thì thực hiện tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật.