Các trường hợp kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế được quy định tại Điều 78 Luật quản lý thuế 2012 như sau.
Các trường hợp kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế được quy định tại Điều 78 Luật quản lý thuế 2012 như sau:
Điều 78. Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế
1. Các trường hợp kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế:
a) Các trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 3 Điều 77 của Luật này;
b) Các trường hợp kiểm tra sau thông quan, bao gồm kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu để đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
Khi kiểm tra sau thông quan nếu phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 4 Chương X của Luật này;
c) Các trường hợp xác định đối tượng kiểm tra theo tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế; kiểm tra đối với trường hợp có phát sinh dấu hiệu vi phạm pháp luật và các trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề kiểm tra do thủ trưởng cơ quan quản lý thuế cấp trên quyết định. Đối với các trường hợp nêu tại điểm này, cơ quan quản lý thuế thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế không quá một lần trong một năm.
2. Quyết định kiểm tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày ký. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định kiểm tra thuế mà người nộp thuế chứng minh được số thuế đã khai là đúng hoặc nộp đủ số tiền thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế.
3. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế được quy định như sau:
a) Công bố quyết định kiểm tra thuế khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế;
b) Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra thuế;
c) Thời hạn kiểm tra thuế không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp kiểm tra theo kế hoạch đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì thời hạn không quá mười lăm ngày;
d) Trong trường hợp cần thiết, quyết định kiểm tra thuế được gia hạn một lần; thời gian gia hạn không quá thời hạn quy định tại điểm c khoản này;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
đ) Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra;
e) Xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Cơ quan thuế kiểm tra doanh nghiệp nộp thuế trong trường hợp nào?
– Vấn đề cơ bản về thanh tra, kiểm tra thuế
– Quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật về thuế trực tuyến miễn phí