Như chúng ta đã biết, Kiểm toán là một lĩnh vực, chức danh của nhà nước được phân chia theo ngạch khác nhau tương ứng mỗi ngạch là những nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau. Cùng tìm hiểu về kiểm toán viên cao cấp, nhiệm và và quyền hạn của Kiểm toán viên cao cấp.
Mục lục bài viết
1. Kiểm toán viên cao cấp là ai?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 trong Quyết định số 1950/QĐ-KTNN 2019 đã nêu rõ chức danh Kiểm toán viên cao cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ của Kiểm toán nhà nước, đảm nhiệm trọng trách trong thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và các nhiệm vụ khác của Kiểm toán nhà nước.
Theo đó, chức trách của ngạch Kiểm toán viên cao cấp được quy định rõ ràng đó chính là việc thực hiện xây dựng các đề án, kế hoạch kiểm toán hàng năm; chủ trì, hướng dẫn các cuộc kiểm toán có độ phức tạp cao, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều đối tượng trong nhiều lĩnh vực; khi tiến hành kiểm toán phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng Kiểm toán nhà nước và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.
Như vậy, dựa trên nội dung tại khoản 1 của Quyết định đã nêu lên được Kiểm toán viên cao cấp là người được bổ nhiệm là công chức chuyên môn nhà nước thực thi theo pháp luật, có vai trò và chức trách như thế nào đối với chức danh của mình và được quy định là những việc cần phải làm theo đúng pháp luật.
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm toán viên:
Tại khoản 3 Điều 6 quy định Kiểm toán viên cao cấp phải có các tiêu chuẩn chung về phẩm chất quy định tại Điều 3 trong Quyết định số 1950/QĐ-KTNN 2019 và đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
– Nắm vững và có khả năng xây dựng, chỉ đạo áp dụng quy trình, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ ở các lĩnh vực kiểm toán vào hoạt động kiểm toán.
– Có khả năng phân tích kinh tế xã hội có liên quan đến hoạt động kiểm toán; phân tích, tổng hợp đánh giá được các mặt hoạt động nghiệp vụ, lĩnh vực kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
– Có năng lực chủ trì nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước về lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
– Đối với công chức dự thi nâng ngạch kiểm toán viên cao cấp thì trong thời gian giữ ngạch kiểm toán viên chính hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng; đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
– Công chức dự thi nâng ngạch kiểm toán viên cao cấp phải đang giữ ngạch kiểm toán viên chính; có thời gian giữ ngạch kiểm toán viên chính đủ 05 năm trở lên hoặc có tổng thời gian giữ ngạch kiểm toán viên chính và tương đương đủ 08 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch kiểm toán viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
Bên cạnh những tiêu chuẩn chung về phẩm chất đối với các ngạch kiểm toán thì riêng đối với ngạch Kiểm toán viên cao cấp cũng phải đặt ra tiêu chuẩn riêng về năng lực chuyên môn, năng lực nghiệp vụ khi bổ nhiệm vào làm việc tại cơ quan. Dựa vào nội dung điều luật được nêu bên trên thì có thể thấy các tiêu chuẩn riêng bao gồm:
+ Nhiệm vụ của Kiểm toán viên cao cấp đó là xây dựng lên kế hoạch kiểm toán cho đoàn nên khi bổ nhiệm thì không thể bỏ qua tiêu chuẩn là người có khả năng xây dựng quy trình kế hoạch theo đúng nghiệp vụ, chuyên môn. Người xây dựng được kế hoạch cũng phải là người có năng lực phân tích kinh tế xã hội để đưa ra những đanh giá cụ thể trong hoạt động nghiệp vụ.
+ Là người có năng lực chủ trì hoàn toàn trong xây dựng kế hoạch, triển khai các nội dung và thẩm định, đánh giá các bao cáo trong hoạt động kiểm toán.
Đối với ngạch kiểm toán viên cao cấp thì người dự thi nâng ngạch phải là người đang giữ chức vụ kiểm toán viên chính, trong thời gian đó đã đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc các đề tài khoa học đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán viên:
Tại khoản 4 Điều 6 trong Quyết định số 1950/QĐ-KTNN 2019 đã quy định về tiêu chuẩn trình độ lao động, bồi dưỡng đối với ngạch Kiểm toán viên cao cấp như sau:
– Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị; cao cấp lý luận chính trị hành chính; cử nhân chính trị; hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
– Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị – hành chính.
– Có chứng chỉ kiểm toán viên nhà nước.
– Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên cao cấp.
– Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (chứng chỉ B2 hoặc tương đương).
– Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại
Từ nội dung điều luật trên có thể thấy được yêu cầu về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng được quy định rất rõ ràng phải bao gồm những bằng cấp, chứng chỉ có liên quan đến ngành nghề kiểm toán. Đối với những cơ quan nhà nước thì rất chú trọng việc thi tuyển đầu vào và những loại bằng, chứng chỉ cần thiết phải có bởi lẽ cơ quan nhà nước là cơ quan chủ quan trong việc quản ly và thực hiện những nhiệm vụ quyền hạn của minh đối với những cơ quan cấp dưới nên được chú trọng cả về hình thức và chất lượng.
Vậy đối với yêu cầu tiêu chuẩn về bằng cấp và chứng chỉ thì đối với Kiểm toán viên cao cấp cần có những loại sau:
– Bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận, lý luận hành chính hoặc bằng cử nhân hoặc giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương co cấp vê lý luận.
– Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp quản lý theo ngạch ương đương, chứng chỉ kiểm toán viên nhà nước, chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên cao cấp. Ngoài một số chứng chỉ liên quan đến ngạch kiểm toán viên theo chuyên môn thì còn cần cả đến chứng chỉ liên quan đến trình độ thì bao gồm chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học tương đương với kĩ năng chuyên môn.
Như vậy, bằng cấp, chứng chỉ là hai điều kiện không thể thiếu đối với ngạch kiểm toán viên cao cấp khi xác định thi nâng ngạch, làm việc với chức danh tương đương. Cá nhân là người muốn thi nâng ngạch, làm việc tại cơ quan thì phải chuẩn bị cho mình dầy đủ các loại bằng cấp, chứng chỉ đó.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán viên cao cấp:
Nhiệm vụ của kiểm toán viên cao cấp cũng được quy định tại Điều 6 trong Quyết định số 1950/QĐ-KTNN 2019 đó là:
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.
– Khi được phân công, Kiểm toán viên cao cấp thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
+ Chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm toán của các Đoàn kiểm toán.
+ Thực hiện các cuộc kiểm toán phức tạp, phạm vi rộng, có liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực; chỉ đạo phân tích, đánh giá, lập báo cáo kiểm toán.
+ Chủ trì thẩm định các báo cáo kiểm toán quan trọng hoặc tái thẩm định các báo cáo kiểm toán theo kiến nghị của đơn vị được kiểm toán và đề xuất biện pháp xử lý các kiến nghị về báo cáo kiểm toán.
+ Chủ trì tổng kết, đánh giá về công tác kiểm toán.
+ Chủ trì nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản liên quan đến các lĩnh vực hoạt động kiểm toán, các chuẩn mực kiểm toán.
+ Xây dựng nội dung, chương trình và biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Kiểm toán viên nhà nước.
– Triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động kiểm toán.
– Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm toán đối với kiểm toán viên chính, kiểm toán viên, thành viên khác của đoàn kiểm toán.
– Kiểm toán viên cao cấp khi được phân công làm Trưởng đoàn kiểm toán, Phó trưởng đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán thực hiện nhiệm vụ theo quy định của quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán nhà nước.
Từ nội dung trên có thể nhận định rằng nhiệm vụ của Kiểm toán viên cao cấp không phải là do cấp trên là người có chức danh cao hơn đặt ra mà là do pháp luật quy định chi tiết có trong Luật kiểm toán nhà nước năm 2015 sửa đổi năm 2019, người mang chức danh Kiểm toán viên cao cấp phải tuân thủ và làm theo những nhiệm vụ được giao.
Mặc dù do pháp luật quy định những nhiệm vụ của Kiểm toán viên cao cấp được người có chức vụ cao hơn phân công thực hiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước. Trong thực hiện công tác kiểm toán thì sẽ được thành lập Đoàn kiểm toán với tổ chức thành viên trong đoàn là khác nhau và Kiểm toán viên cao cấp là người xây dựng chính kế hoạch kiểm toán của đoàn kiểm toán đó.
Song song với việc xây dựng các kế hoạch trong công tác kiểm tra của Đoàn thì Kiểm toán viên cao cấp sẽ thực hiện nhiệm vụ chủ trì tất cả những công việc xây dựng kế hoặc, thực hiện công việc kiểm toán phức tạp nếu có bao gồm cả phạm vi rộng, chủ trì thẩm định các báo cáo, tái thẩm định khi các báo cáo có tính chất quan trọng dưới sự kiến nghị của đơn vị được kiểm toán.
Hiện nay các ứng dụng khoa học công nghệ đang dần phát triển mạnh, ứng dụng vào thực tiễn khá lớn và hầu như các cơ quan đã liên kết và triển khai việc áp dụng khoa học vào chính những công việc hàng ngày như đối với kiểm toán thì có thể kiểm tra toàn bộ trên hệ thống một cách khách quạn, chính xác mà không mất quá nhiều thời gian cho việc di chuyển đến nơi kiểm toán.
Một nhiệm vụ quan trọng đối với Kiểm toán viên cao cấp bên cạnh công việc chính là xây dựng và chủ trì công việc thì không thể từ chối việc hướng dẫn nghiệp vụ cho các chức danh khác như kiểm toán chính, kiểm toán viên,….hay chính các thành viên khác trong đoàn Kiểm toán.