Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chính là chủ trương lớn của Đảng trong giai đoạn vừa qua. Kiểm toán nhà nước đã góp phần tăng tính minh bạch và nâng cao hiệu quả trong công tác cổ phần hóa thông qua hoạt động kiểm toán doanh nghiệp nhà nước.
Mục lục bài viết
1. Chế độ kiểm toán Nhà nước với doanh nghiệp cổ phần hóa:
1.1. Khái quát về kiểm toán nhà nước:
Kiểm toán nhà nước trong bất kỳ thời đại nào đều đóng vai trò vô cùng quan trọng. Kiểm toán nhà nước chính là khái niệm đã được quy định trong pháp luật từ lâu, dùng để chỉ hoạt động kiểm tra và đánh giá, hoạt động xác nhận tính đúng đắn và hợp pháp của các tài liệu và số liệu kế toán, xác nhận tính đúng đắn của báo cáo quyết toán của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp, của các đơn vị kinh tế nhà nước và các đoàn thể quần chúng, bao gồm cả các tổ chức chính trị xã hội có sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cung cấp. Vì thế các công chức của cơ quan kiểm toán nhà nước chính là các chủ thể thực hiện hoạt động kiểm toán nhà nước trong chức năng và nhiệm vụ của mình. Các công chức của cơ quan kiểm toán cần phải đáp ứng yêu cầu về tính khách quan và minh bạch trong quá trình thi hành công vụ. Tại Việt Nam, thì cơ quan kiểm toán nhà nước do Quốc Hội thành lập, hoạt động một cách độc lập và chỉ tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
1.2. Quy định về chế độ kiểm toán Nhà nước với doanh nghiệp cổ phần hóa:
Theo quy định tại Điều 26 của Nghị định 126/2017/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần (sau được sửa đổi bởi nghị định 140/2020/NĐ-CP của Chính phủ), có quy định về các chế độ kiểm toán nhà nước đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định về đối tượng và phạm vi thực hiện chế độ kiểm toán nhà nước đối với doanh nghiệp cổ phần hóa. Trên cơ sở kết quả xác định giá trị doanh nghiệp để tiến hành hoạt động của văn hóa đã được cơ quan tư vấn xác định từ trước và dựa trên ý kiến của các cơ quan đại diện chủ sở hữu, thì chủ thể có thẩm quyền đó là kiểm toán nhà nước sẽ tiến hành thực hiện quá trình kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp và xử lý các vấn đề về tài chính trước khi định giá đối với doanh nghiệp, cụ thể như sau:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế và công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, trong đó bao gồm cả Ngân hàng thương mại nhà nước;
– Các doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quy định của pháp luật (bao gồm công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) có vốn nhà nước theo sổ kế toán được tính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp từ 1.800 tỷ đồng trở lên;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định của pháp luật được xếp vào loại doanh nghiệp cấp II có vốn chủ sở hữu theo sổ kế toán được tính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp từ 1.800 tỷ đồng trở lên;
– Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khác được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp khi có yêu cầu của chủ thể có thẩm quyền đó là Thủ tướng chính phủ hoặc đề nghị của các cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Thứ hai, các cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ tiến hành hoạt động gửi danh sách thông báo thời gian và lộ trình để thực hiện hoạt động cổ phần hóa các doanh nghiệp đến cơ quan kiểm toán nhà nước, sau đó dựa trên lộ trình này thì cơ quan kiểm toán nhà nước sẽ xây dựng chương trình kiểm toán cụ thể và kế hoạch kiểm toán rõ ràng, đồng thời xử lý các vấn đề về tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
Thứ ba, trách nhiệm của kiểm toán nhà nước và các cơ quan có liên quan đối với doanh nghiệp cổ phần hóa được ghi nhận như sau:
– Sau khi có kết quả tư vấn định giá thì cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc gửi văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị cơ quan kiểm toán nhà nước thực hiện hoạt động kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề về tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định của pháp luật;
– Trong thời gian 10 ngày theo quy định của pháp luật hiện nay, được tính kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu, thì chủ thể có thẩm quyền đó là kiểm toán nhà nước sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc tổ chức thực hiện quá trình kiểm toán kết quả tư vấn định giá và tiến hành hoạt động xử lý tài chính doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định của pháp luật. Thời gian hoàn thành và công bố kết quả kiểm toán sẽ cần phải tuân thủ theo quy định hiện nay đó là không quá 60 ngày làm việc, được tính kể từ ngày tiến hành hoạt động kiểm toán. Nhìn chung thì kiểm toán nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật;
– Doanh nghiệp cổ phần hóa và tổ chức tư vấn định giá sẽ có trách nhiệm giải trình và cung cấp đầy đủ các tài liệu và giấy tờ, chứng từ có liên quan đến công tác xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý các vấn đề tài chính trước khi định giá theo yêu cầu của chủ thể có thẩm quyền đó là cơ quan kiểm toán nhà nước.
Thứ tư, quy định về xử lý kết quả kiểm toán được ghi nhận như sau: Căn cứ vào kết quả kiểm toán của chủ thể kiểm toán nhà nước, thì cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ tiến hành hoạt động xem xét và quyết định công bố giá trị doanh nghiệp và triển khai các bước tiếp theo trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu không thống nhất với kết quả kiểm toán nhà nước đã công bố, thì khi đó sẽ tổ chức trao đổi lại để thống nhất quan điểm, hoặc báo cáo lên chủ thể có thẩm quyền đó là Thủ tướng chính phủ để tiến hành hoạt động xem xét và quyết định trước khi công bố giá trị doanh nghiệp theo thẩm quyền luật định.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước:
Để nhằm nâng cao hiệu quả kiểm toán công tác cổ phần hóa tại các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước, thì chế độ kiểm toán nhà nước cần phải lưu ý một số giải pháp sau đây:
Xây dựng một bộ phận kiểm toán chuyên sâu và có năng lực tốt, có am hiểu cụ thể về kiểm toán trong lĩnh vực cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nói chung và xác định giá trị doanh nghiệp nói riêng. Các kiểm toán viên tham gia vào quá trình kiểm toán này đòi hỏi không chỉ giỏi về vấn đề kiểm toán mà còn phải thông thạo các lĩnh vực hoạt động của đơn vị cổ phần hóa, phải có kinh nghiệm thực tiễn trong việc xác định giá trị của doanh nghiệp, kiểm toán viên phải trang bị đầy đủ các kỹ năng để phát hiện ra các thủ thuật làm giảm giá trị doanh nghiệp, phát hiện ra những sai phạm trên thực tế để kịp thời xử lý theo đúng quy định của pháp luật;
– Đoàn kiểm toán cần chú trọng trong công tác lập kế hoạch kiểm toán và vận dụng một cách đầy đủ và triệt để các phương pháp kiểm toán và đánh giá rủi ro trên thực tế, xác định trọng yếu của quá trình kiểm toán, xác định đầy đủ các ưu điểm và nhược điểm trong quá trình kiểm toán để từ đó đưa ra thủ tục kiểm toán phù hợp;
– Tăng cường ứng dụng công nghệ kĩ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ kiểm toán hiện đại trên thực tế, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào hoạt động kiểm toán, tăng cường áp dụng các phương pháp điều tra và xác minh khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa;
– Cần xây dựng hướng dẫn kiểm toán đối với các công ty cổ phần hóa có vốn nhà nước dưới 50% vốn điều lệ, nhằm mục đích chấn chỉnh lại các sai sót trong quá trình quản lý và giúp đại diện phần vốn nhà nước thực hiện đầy đủ trách nhiệm để đảm bảo quyền lợi của nhà nước.
Như vậy thì có thể thấy, vai trò của kiểm toán nhà nước đối với doanh nghiệp cổ phần hóa nói chung và trong việc xác định giá trị doanh nghiệp nói riêng là điều kiện cần và đủ, hoạt động kiểm toán không chỉ dừng lại ở việc xác định tăng giá trị thực tế vốn nhà nước, mà còn đánh giá thực trạng công tác định giá doanh nghiệp và phát hiện ra các bất cập trong quá trình cổ phần hóa để kịp thời kiến nghị lên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và chỉnh sửa chính sách pháp luật hiện hành, nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp. Kiểm toán nhà nước dân khẳng định vai trò là công cụ hữu hiệu trong quá trình giám sát quản lý và sử dụng tài chính công, tạo niềm tin lớn mạnh trong công chúng, giúp Quốc hội và Chính phủ trong quá trình thực hiện chủ trương lớn về cổ phần hóa doanh nghiệp và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn và tổng công ty trong thời gian tới.
3. Một số đơn vị kiểm toán Nhà nước hiện nay tại khu vực trên lãnh thổ Việt Nam:
Có thể liệt kê một số đơn vị kiểm toán nhà nước hiện nay tại các địa phương và các khu vực khác nhau, cụ thể như sau:
– Kiểm toán Nhà nước khu vực I (hiện nay có trụ sở tại Thành phố Hà Nội), phụ trách 5 địa phương cụ thể như sau: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hòa Bình;
– Kiểm toán Nhà nước khu vực II (hiện nay có trụ sở tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) phụ trách 5 địa phương cụ thể sau: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế;
– Kiểm toán Nhà nước khu vực III (hiện nay có trụ sở tại Thành phố Đà Nẵng) phụ trách 4 địa phương cụ thể sau: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định;
– Kiểm toán Nhà nước khu vực IV (hiện nay có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh) phụ trách 4 địa phương cụ thể gồm: TP. Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Tây Ninh;
– Kiểm toán Nhà nước khu vực V (hiện nay có trụ sở tại Thành phố Cần Thơ) phụ trách 6 địa phương cụ thể gồm: Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau;
– Kiểm toán Nhà nước khu vực VI (hiện nay có trụ sở tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) phụ trách 5 địa phương cụ thể gồm: Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên;
– Kiểm toán Nhà nước khu vực VII (hiện nay có trụ sở tại Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái) phụ trách 6 địa phương cụ thể gồm: Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu;
– Kiểm toán Nhà nước khu vực VIII (hiện nay có trụ sở tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) phụ trách 4 địa phương cụ thể gồm: Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Lâm Đồng;
– Kiểm toán Nhà nước khu vực IX (hiện nay có trụ sở tại Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) phụ trách 6 địa phương cụ thể gồm: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang;
– Kiểm toán Nhà nước khu vực X (hiện nay có trụ sở tại Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) phụ trách 6 địa phương cụ thể gồm: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng;
– Kiểm toán Nhà nước khu vực XI (hiện nay có trụ sở tại Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) phụ trách 4 địa phương cụ thể gồm: Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình;
– Kiểm toán Nhà nước khu vực XII (hiện nay có trụ sở tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) phụ trách 4 địa phương cụ thể gồm: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông;
– Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII (hiện nay có trụ sở tại Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) phụ trách 4 địa phương cụ thể gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Kiểm toán nhà nước năm 2019;
– Nghị định 126/2017/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần;
– Nghị định 140/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần;