Trên thực tế hiện nay, trong các công ty và các doanh nghiệp, kiểm soát viên đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người khá mơ hồ về vị trí công việc này. Vậy kiểm soát viên thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại được hiểu là gì?
Mục lục bài viết
1. Kiểm soát viên thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại là gì?
Pháp luật hiện nay không đưa ra cụ thể về khái niệm kiểm soát viên thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại. Tuy nhiên, kiểm soát viên nói chung và kiểm soát viên thanh toán quốc tế nói riêng là những thành phần không thể thiếu trong ban kiểm soát của các doanh nghiệp và các công ty. Kiểm soát viên thanh toán quốc tế được hiểu là một chức danh trong công ty cổ phần, kiểm soát viên là người có trách nhiệm và nghĩa vụ giám sát hoạt động của công ty, thực hiện trách nhiệm giám sát quá trình tuân thủ nghĩa vụ và tuân thủ pháp luật của hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc, cùng với các chức vụ khác của công ty. Một kiểm soát viên thanh toán thông thường sẽ thực hiện trách nhiệm báo cáo cho giám đốc tài chính của công ty, tuy nhiên đối với mô hình doanh nghiệp nhỏ hơn thì một người cùng một lúc có thể đảm nhiệm vị trí kiểm soát viên và giám đốc tài chính. Nhiệm vụ của kiểm soát viên bao gồm hoạt động hỗ trợ chuẩn bị ngân sách, báo cáo tài chính và thực hiện các nhiệm vụ quan trọng khác liên quan đến bảng lương của công ty.
Bên cạnh đó, tài trợ thương mại trong tiếng Anh còn được gọi là “trade finance”. Tài trợ thương mại được xem là hình thức cho vay thương mại trong pháp luật quốc tế. Tài trợ thương mại là khái niệm để chỉ hoạt động trung gian giữa người bán và người mua trong quá trình thanh toán quốc tế. Tài trợ thương mại được xem là các sản phẩm có liên quan trực tiếp đến tài chính mà ngân hàng và các doanh nghiệp được quyền sử dụng cho mục đích thực hiện các hoạt động thương mại. Tài trợ thương mại cũng được xem là một trong những công cụ kinh doanh vô cùng tiện lợi mang tính chất giao thương quốc tế, tài trợ thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu. Nhìn chung, tài trợ thương mại có vai trò khá quan trọng. Tuy nhiên vai trò chủ yếu của hoạt động tài trợ thương mại là hỗ trợ cho các doanh nghiệp và công ty có thể giữ vững được nguồn tài chính ổn định để đầu tư cho các hoạt động kinh doanh và các khoản vay tín dụng thương mại một cách lâu dài và bền vững. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có được niềm tin của khách hàng và có động lực phát triển, tăng lợi nhuận và tăng doanh thu. Nhau hoạt động tài trợ thương mại từ các ngân hàng khác nhau, các công ty và các doanh nghiệp có thể tạo ra được nhiều lợi ích kép. Doanh nghiệp có thể phát triển lâu dài hơn trong hoạt động kinh doanh và ngân hàng cũng có thể nâng cao được uy tín của mình, từ đó các bên có thể tiến xa hơn trong các giao dịch
2. Nội dung công việc của kiểm soát viên thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại:
Nhìn chung, nội dung công việc của chuyên viên, kiểm soát viên thanh toán quốc tế/tài trợ thương mại sẽ bao gồm các công việc cụ thể như sau:
– Kiểm tra giao dịch thư tín dụng, bảo lãnh quốc tế. Cụ thể bao gồm hoạt động kiểm soát tính hợp lệ của tất cả các thành phần hồ sơ đề nghị giao dịch của khách hàng và các chi nhánh hoặc phòng giao dịch, tiến hành hoạt động kiểm soát quá trình hoạch toán, nhập dữ liệu trên hệ thống, kiểm soát hệ thống thanh toán của ngân hàng thanh toán quốc tế, kiểm soát tính hợp lệ của bộ chứng từ LC trong quá trình thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, kiểm soát các loại bưu điện và văn bản, thông báo tạo lập gửi cho khách hàng và các ngân hàng đối tác;
– Kiểm soát các giao dịch chuyển tiền quốc tế. Trong đó bao gồm hoạt động kiểm soát các giao dịch chuyển tiền đi lãnh thổ của nước ngoài, kiểm soát tính hợp lệ của mục đích chuyển tiền đi nước ngoài, kiểm soát hạch toán và nhập dữ liệu giao dịch trên hệ thống giao dịch quốc tế, kiểm soát hệ thống thanh toán của ngân hàng trong quá trình thực hiện giao dịch, kiểm soát quá trình đôn đốc và bổ sung các loại chứng từ chuyển tiền còn thiếu trong trường hợp bắt buộc phải bổ sung, kiểm soát các giao dịch chuyển tiền đến từ nước ngoài vào lãnh thổ của Việt Nam, kiểm soát việc hạch toán sau đó báo các lệnh chuyển tiền đến tài khoản của khách hàng hoặc chuyển tiếp cho các chi nhánh để xử lý, kiểm soát việc xử lý tra soát từ chi nhánh ngân hàng hoặc từ phòng giao dịch;
– Quản lý và đối soát tài khoản gửi tiền thanh toán bằng ngoại tệ tại ngân hàng nước ngoài hoặc ngân hàng trong nước phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế. Rà soát, kiểm soát việc xử lý hiệu chỉnh những tranh là kế toán phát sinh trên các số tài khoản gửi tiền thanh toán bằng ngoại tệ, kiểm soát quá trình hạch toán các thu nhập và chi phí phát sinh trên các tài khoản gửi tiền thanh toán bằng ngoại tệ, đối chiếu và kiểm soát hoạt động lưu thông dòng tiền và số dư tiền gửi thực tế;
– Tư vấn cho khách hàng và các chi nhánh, phòng giao dịch. Giải đáp tất cả các vấn thắc mắc và các khó khăn có liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại cho khách hàng, giải đáp tất cả các khó khăn cho các đơn vị nội bộ dựa trên quy định của pháp luật, tư vấn các vấn đề liên quan đến
– Đề xuất, tham gia cải tiến quy trình, tham gia cải tiến hệ thống nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả của công việc. Tham gia các dự án của ngân hàng theo sự phân công của chủ thể có thẩm quyền, kiểm soát tất cả các vấn đề sau giao dịch, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về lưu trữ, lập báo cáo thanh toán quốc tế theo sự phân công nhất định, hướng dẫn và đào tạo cán bộ mới, đào tạo nhân viên cấp dưới, thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên.
3. Điều kiện của kiểm soát viên thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại:
Để có thể trở thành kiểm soát viên thanh toán quốc tế/tài trợ thương mại, cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tuyển chọn nhất định. Cụ thể bao gồm:
– Cần phải đáp ứng yêu cầu về trình độ học vấn, tức là cần phải tốt nghiệp đại học trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kinh tế hoặc các lĩnh vực khác tương đương;
– Cần phải đáp ứng điều kiện về các kỹ năng cơ bản. Trong đó có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng phối hợp làm việc nhóm, có tinh thần chủ động và trách nhiệm cao trong quá trình thực hiện công việc và nhiệm vụ được giao, có khả năng ra quyết định và giải quyết công việc một cách độc lập và chính xác, cần phải có tinh thần cẩn thận, chăm chỉ và có trách nhiệm với công việc của mình, cần phải biết cách sắp xếp công việc và bố trí công việc sao cho phù hợp và khoa học;
– Cần phải đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm. Theo đó cần phải có kinh nghiệm làm nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, bảo lãnh quốc tế ở các trung tâm xử lý nghiệp vụ tại Hội xỏ của các ngân hàng, có kiến thức và có hiểu biết về pháp luật, có hiểu biết về quy trình sản phẩm chuyển tiền quốc tế hoặc bảo lãnh quốc tế, hiểu biết các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại … hiểu biết các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến vấn đề quản lý ngoại hối, ngoại thương, hải quan, phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, tuân thủ đầy đủ tập quán quốc tế, đặc biệt là Incoterm, đặc biệt ưu tiên những ứng viên đang công tác trong lĩnh vực kiểm soát viên thanh toán quốc tế/tài trợ thương mại tại các ngân hàng khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019
THAM KHẢO THÊM: