Bản cáo trạng là văn bản pháp lý do Viện kiểm sát lập ra nhằm khẳng định việc truy tố bị can ra trước tòa án để xét xử. Hoạt động này bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong quá trình xét xử người phạm tội. Vậy kiểm sát viên công bố bản cáo trạng vào thời điểm nào?
Mục lục bài viết
1. Kiểm sát viên Công bố bản cáo trạng vào thời điểm nào?
Bản cáo trạng được biết đến là văn bản pháp lý được xây dựng bởi Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hiện, đây là cơ quan duy nhất được giao chức năng thực hành quyền công tố ban hành, thực hiện quyền buộc tội và truy tố bị can ra trước Toà án để xét xử về tội danh và điều luật quy định trong Bộ luật hình sự. Căn cứ theo quy định tại Điều 306 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH 2021 Bộ luật Tố tụng Hình sự, hoạt động công bố bản cáo trạng phải đảm bảo tiêu chí khác nhau và được công bố đúng thời điểm, cụ thể:
- Đối với những vụ án đã được đưa ra xét xử thì trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên có trách nhiệm công bố bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có). Những nội dung được kiểm soát viên thể hiện hoặc bổ sung không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo;
Để đảm bảo bản có trạng được trình bày đúng với tình tiết trong vụ án cụ thể thì cá nhân đang giữ vị trí là Kiểm sát viên phải có sự đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu vụ án này, đồng thời cũng có sự đối chiếu tài liệu hồ sơ trong giai đoạn điều tra, truy tố hoặc các tài liệu đã được Tòa án gửi đến trước khi mở phiên tòa; Thủ tục bắt buộc phải tuân thủ trong xây dựng cáo trạng là cần phải báo cáo đề xuất Lãnh đạo Viện trước khi thực hiện (trừ trường hợp ra phiên tòa mới nhận được tài liệu của
Mục đích xây dựng bản cáo trạng là đảm bảo được sự khách quan cho các cá nhân có liên quan, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cũng phải được xem xét chặt chẽ như: bị cáo đã có hành động khắc phục hậu quả gây thiệt hại, bồi thường, thành khẩn khai báo, hợp tác với cơ quan điều tra tố giác đồng phạm, người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị can,…Để làm tốt trách nhiệm này thì Kiểm sát viên phải có những kiến thức, kinh nghiệm để thực hiện nghiêm chỉnh;
- Liên quan đến nội dung được thể hiện bản cáo trạng:
+ Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng sẽ ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án;
+ Nội dung được ghi trong phần kết luận của bản cáo trạng phải thể hiện được rõ tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng;
+ Thông tin về ngày, tháng, năm ra cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng cũng phải được ghi nhận chính xác và đầy đủ;
Với quy định trên thì nội dung của bản cáo trạng phải thể hiện được các tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng… Điều này để thể hiện rõ bị can bị truy tố theo tội danh nào, điều khoản nào nhằm phục vụ cho các hoạt động tố tụng khác sau này.
2. Thay đổi quyết định truy tố thì bản cáo trạng được giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 thì hồ sơ bị Tòa án trả về để điều tra bổ sung thêm thì trách nhiệm của Viện Kiểm sát sẽ thực hiện theo các công việc sau:
- Khi tiếp nhận hồ sơ bị trả về thì Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ quyết định của Tòa án, trong trường hợp nhận thấy cần bổ sung thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát để Viện kiểm sát trực tiếp điều tra bổ sung hoặc ra quyết định trả hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật; Còn trong trường hợp không có căn cứ hoặc không điều tra bổ sung được những vấn đề Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung mà vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát trả lời bằng văn bản cho Tòa án;
Tại thời điểm trước khi xét xử, Kiểm sát viên thấy có căn cứ để trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét và có văn bản đề nghị Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
Trường hợp Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung những vụ án do Viện kiểm sát cấp trên quyết định truy tố và phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử thì thực hiện theo quy chế nghiệp vụ khác có liên quan của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Kiểm sát viên chú ý kiểm sát thời hạn tạm giam bị can, bị cáo; kịp thời yêu cầu Tòa án tiếp tục tạm giam bị can, bị cáo để bảo đảm việc giải quyết vụ án.
- Dựa trên quá trình điều tra bổ sung mà có căn cứ đình chỉ vụ án thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát quyết định và thông báo bằng văn bản cho Tòa án trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định;
- Trường hợp Tòa án trả hồ sơ với lý do bị cáo phạm một tội khác hoặc về tội nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố thì Kiểm sát viên báo cáo đề xuất lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét, quyết định. Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi quyết định truy tố thì Kiểm sát viên phải báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát ban hành bản cáo trạng mới thay thế bản cáo trạng trước đó.
Như vậy, Tòa án thấy có căn cứ để trả hồ sơ vụ án hình sự để điểu tra bổ sung bị cáo phạm tội khác mà sau khi thực hiện việc này kết quả điều tra làm thay đổi quyết định truy tố thì Kiểm sát viên có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát ban hành bản cáo trạng mới thay thế bản cáo trạng trước đó xử lý đúng người, đúng tội.
3. Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng trong vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn được thực hiện khi nào?
Có thể thấy, Viện kiểm sát nhân dân được thành lập có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Theo ghi nhận tại Điều 23 quy chế thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 505 ngày 18/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao (quy chế 505), thì Kiểm sát viên phải công bố nguyên văn bản cáo trạng với mục đích là khẳng định việc truy tố bị can ra trước tòa án để xét xử. Bản cáo trạng phải được giao cho bị can và lưu trong hồ sơ vụ án.
Căn cứ theo Điều 23 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 thì công bố bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn sẽ được thực hiện như sau:
Thời điểm để tiến hành công bố cáo trạng là trước khi tiến hành xét hỏi, cùng với thời điểm này thì Kiểm sát viên công bố quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn và quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo, bổ sung làm rõ thêm nội dung bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn (nếu có).
Như vậy, thời điểm công bố cáo trạng không phụ thuộc vào thủ tục giải quyết thông thường hay thủ tục rút gọn, thay vào đó bản cáo trạng được đại diện Viện kiểm sát công bố trước khi tiến hành xét hỏi tại trụ sở Tòa án.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
- Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH 2021 Bộ luật Tố tụng Hình sự;
- Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
THAM KHẢO THÊM: