Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự là gì? Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự?
Hiện nay đối vơi các vấn đề thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực thi hành án hình sự, thì biện pháp hữ hiệu đó là chúng ta cần nắm rõ về Hệ thống tổ chức thi hành án hình sự và các Chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo trong thi hành án hình sự, để từ đó xác định được chính xác đối tượng kiểm sát, và các phạm vi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo trong thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật. Để hiểu thêm về vấn đề này mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý: Luật thi hành án hình sự 2019
1. khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự là gì?
1.1. Khiếu nại tố cáo trong thi hanh an hinh sự là gì?
– Khiếu nại trong tố tụng hình sự được hiểu là việc cơ quan, và các tổ chức, các cá nhân đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét, giải quyết lại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo trình tự, thủ tục được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành khi có căn cứ cho rằng quyết định, các hành vi đó là trái pháp luật và xâm phạm quyền, các lợi ích hợp pháp của mình theo quy định
– Tố cáo trong tố tụng hình sự được hiểu là việc cá nhân báo cho cơ quan hay người có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của Những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích nhà nước, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành
1.2 . Quyền khiếu nại trong thi hành án hình sự
Quyền khiếu nại trong thi hành án hình sự gồm
– Người và các pháp nhân thương mại chấp hành án hình sự và cơ quan và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan (sau đây gọi là người khiếu nại) có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền thi hành án hình sự nếu có căn cứ cho rằng quyết định, các hành vi đó là trái pháp luật và xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì Việc khiếu nại của pháp nhân thương mại chấp hành án được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại theo quy định của pháp luật
– Thời hiệu khiếu nại lần đầu quy định là 30 ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi thi hành án hình sự mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật. Quy định về Thời hiệu khiếu nại lần hai là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền. Trong các Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Đối với quyền khiếu nại trong thi hành án dân sự là khi nếu có căn cứ cho rằng quyết định, các hành vi đó là trái pháp luật và xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình và trong thời hạn theo quy định của pháp luật việc tiến hành các thủ tục khiếu nại lần đầu, thủ tục khiếu nại lần hai được quy định về thời gian khiếu nại và bắt buộc thực hiện đúng theo quy định về khiếu nại và thời hạn khiếu nại được quy định
1.3 Các trường hợp khiếu nại về thi hành án hình sự không được thụ lý giải quyết
– Các trường hợp khiếu nại về thi hành án hình sự không được thụ lý giải quyết
+ Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
+ Người khiếu nại là cá nhân không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình.
+ Thời hiệu khiếu nại đã hết.
+ Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
1.4. Người có quyền tố cáo trong thi hành án hình sự
Người có quyền tố cáo trong thi hành án hình sự là người chấp hành án và mọi công dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền nào trong thi hành án hình sự mà gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.5. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo trong thi hành án hình sự
Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo trong thi hành án hình sự Là Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo trong thi hành án hình sự được thực hiện theo quy định của
1.6. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo
Tại điều Điều 192 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định về Thẩm quyền giải quyết tố cáo như sau:
1. Thẩm quyền giải quyết tố cáo
a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của người thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Trưởng Công an cấp xã;
c) Trưởng Công an cấp huyện giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh;
e) Tư lệnh Quân khu và tương đương giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;
g) Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc phạm vi quản lý.
h) Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, giáo dục phạm nhân của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân.
Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo 02 lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
2. Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Như vậy, Thẩm quyền giải quyết tố cáo thuộc Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tư lệnh Quân khu và tương đương, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát, và Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. tùy từng trường hợp mà xác định thẩm quyền khác nhau Việc Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được thực hiện theo các trinh tự thủ tục được quy đinh
2. Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự
2.1. Hệ thống tổ chức thi hành án hình sự
Căn cứ theo Khoản 1 điều 11 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
Tại Điều 11. Hệ thống tổ chức thi hành án hình sự
1. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự bao gồm:
a) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an;
b) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
Như vậy có thể thấy Hệ thống tổ chức thi hành án hình sự được quy định rất chặt chẽ, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự, Cơ quan thi hành án hình sự, Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình, đều được quy định khá chi tiết và Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự. qua đó việc kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự cũng trở nên sẽ dàng hơn.
2.2. Ý nghĩa
– Bộ luật tố tụng hình sự không chỉ có nhiệm vụ là bảo đảm ngăn chặn tội phạm và phát hiện và phải xử lý kịp thời tội phạm, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, bảo vệ công lý, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa mà còn nhiệm vụ quan trọng đó là bảo vệ quyền con người. Đối với Việc bảo vệ quyền con người được thể hiện ở nhiều chế định mà ở trong đó chế định về khiếu nại và tố cáo thể hiện rõ vấn đề này, nó là phương thức bảo đảm và thực hiện quyền con người trong tố tụng hình sự theo quy định và bảo đảm cho hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện đúng đắn, nó là biện pháp cần thiết để kịp thời phát hiện và khắc phục các vi phạm pháp luật của cơ quan và đối với người tiến hành tố tụng; là nguồn thông tin quan trọng đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan và người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật hiện hành
– Khiếu nại và tố cáo trong tố tụng hình sự còn có ý nghĩa chính trị, xã hội, thể hiện tính dân chủ trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam..
Trên đây là bài viết của chúng tôi về Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự, Những thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.