Án hành chính liên quan đến đất đai thường diễn ra nếu quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền có dấu hiệu sai phạm. Vậy kiểm sát giải quyết án hành chính trong tranh chấp đất đai cần thực hiện thế nào?
Mục lục bài viết
1. Một số lưu ý khi kiểm sát giải quyết án hành chính về tranh chấp đất đai:
Hiện nay, án hành chính được hiểu là một loại án có tính chất đặc thù bởi chủ thể tham gia trong án hành chính là chủ thể đặc biệt, tranh chấp có sự tham gia bởi một bên là người dân còn một bên cá nhân, tổ chức thực thi quyền lực nhà nước. Án hành chính thường xảy ra khi người dân tiến hành khiếu kiện liên quan đến lĩnh vực đất đai. Thời gian gần đây, tình hình khiếu kiện trong lĩnh vực này ngày càng gia tăng với số vụ và phức tạp về quan hệ tranh chấp. Điều này đặt ra một vấn đề cho công tác kiểm soát giải quyết án hành chính sao cho quá trình kiểm soát diễn ra được kịp thời, đúng pháp luật đảm bảo quyền lợi của người dân khi xảy ra tranh chấp. Để giải quyết phần nào vấn đề này thì theo Thông báo 128/TB-VKSTC ngày 08/6/2021 đã đưa ra một số lưu ý khi kiểm sát về nội dung giải quyết đối với vụ án hành chính liên quan đến giải quyết tranh chấp về đất đai, đó là:
– Để giải quyết triệt để được án hành chính trong tranh chấp đất đai thì cần có sự đánh giá về điều kiện thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai: Trước khi ra quyết định hành chính về giải quyết tranh chấp đất đai thì thủ tục hòa giải tại cơ sở cần được diễn ra theo đúng quy định. Đây được coi là thủ tục bắt buộc.
Xét đến thời hiệu khởi kiện thì phải áp dụng theo Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015 sửa đổi 2019, đặc biệt lưu ý trong trường hợp vì những sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan và cho người khởi kiện không thể tiến hành khởi kiện được trong thời hạn quy định tại Điểm a,b Khoản 2 Điều 116 Luật tố tụng hình chính 2015 thì thời gian diễn ra những sự kiện gây cản trở này sẽ không được tính vào thời hiệu khởi kiện. Việc xem xét thời hiệu khởi kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi ích của người yêu cầu khởi kiện nên Kiển sát viên cần đặc biệt chú ý kiểm soát chặt chẽ về thời hiệu khởi kiện trong Tố tụng hành chính để đảm bảo được quyền lợi của công dân.
– Trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp để có thể xác định các quyết định hành chính hành vi hành chính của cơ quan cá nhân có thẩm quyền được ban hành đúng trình tự thủ tục theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 và các văn bản liên quan có quy định thì phải đánh giá tính hợp hiến và hợp pháp của những quyết định hành vi hành chính này mục đích là xem xét nội dung giải quyết liệu có phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành hay không.
Qua quá trình phân tích xem xét này thì kiểm tra viên mới có cơ sở để đánh giá việc giải quyết vụ án hành chính liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án có căn cứ đảm bảo sự công bằng minh bạch.
2. Hướng dẫn công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính về thu hồi đất:
Ngày 05/06/2020, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành văn bản số 22/HD-VKSTC hướng dẫn một số nội dung liên quan đến công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Liên quan đến việc kiểm soát quá trình giải quyết vụ án hành chính về thu hồi đất: Kiểm sát viên cần xem xét kỹ về thẩm quyền thu hồi đất trình tự thủ tục thu hồi đất hoặc xác minh lại các trường hợp thu hồi đất căn cứ pháp lý để cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất cụ thể như sau:
+ Yêu cầu xác định thẩm quyền thu hồi đất là một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm và đã được quy định tại điều 66 là đất đai 2013. Theo đó, cá nhân cần đặc biệt lưu ý đối với trường hợp khu đất thu hồi gồm đất của hộ gia đình, cá nhân hay cộng đồng dân cư, đất của tổ chức thì thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ giải quyết trong phạm vi này.
Nếu Ủy ban nhân dân huyện ký ban hành thì phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền bằng văn bản quyết định thu hồi đất. Trong trường hợp không tuân thủ về trình tự thủ tục ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất là đang trái về mặt thẩm quyền;
+ Ngoài ra, quá trình kiểm soát việc giải quyết vụ án hành chính liên quan đến thu hồi đất còn phải được xem xét đánh giá trên nhiều hoạt động dưới đây:
Nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tiến hành thông báo trước cho người có đất bị thu hồi theo quy định tại Điều 67
Không thực hiện việc công khai phương án đền bù tái định cư cho người dân được biết trước;
Đất nằm trong diện bị thu hồi nhưng lại không đúng đối tượng không đúng với quy hoạch sử dụng đất kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt;
Thậm chí có trường hợp còn bị sai lệch hồ sơ vị trí thu hồi trên thực địa.
Để kiểm soát được vi phạm trong trường hợp này thì Kiểm sát viên cần đặc biệt lưu ý đến nguồn gốc của đất, đối với trường hợp đất được cấp giấy chứng nhận của nhà nước ta trong các thời kỳ hoặc giấy tờ cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ phụ cấp cho người sử dụng đất hợp pháp đủ điều kiện để sang tên nhưng chưa làm thủ tục này thì cần nghiên cứu kỹ hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin sổ địa chính bản đồ địa chính bản đồ giải thưởng hoặc nội dung của các giấy tờ chế độ cũ để đưa ra làm căn cứ cho việc bồi thường đúng diện tích vị trí loại đất.
3. Khó khăn, vướng mắc trong việc kiểm sát giải quyết án hành chính tranh chấp đất đai:
– Khó khăn trong việc xác định đối tượng khởi kiện vụ án hành chính:
Thông thường trong vụ án khởi kiện, yêu cầu hủy quyết định hành chính người khởi kiện yêu cầu hủy các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp ban đầu và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể được cấp mới. Khó khăn đặt ra cho các cơ quan tố tụng là phải tiến hành hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nào thì mới hợp lý (cũ hay là mới). Hiện nay vẫn chưa có sự điều chỉnh cụ thể về việc thu hồi, thay thế giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ của người chứng nhận quyền sử dụng đất mới;
– Xem xét đến lý do quyết định hành chính bị khởi kiện: trên thực tế, cơ quan nhà nước có những sai sót nhất định trong việc áp dụng những trình tự thủ tục khi ban hành văn bản hoặc thực hiện hành vi hành chính gây đến sự bất bình của người dân dẫn đến việc khiếu kiện nhiều ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Khi tiến hành thu hồi đất phục vụ triển khai thực hiện dự án Ủy ban nhân dân vẫn không có sự chấp hành nghiêm trong việc ban hành quyết định thu hồi cho từng cá nhân, tổ chức mà lại ban hành một quyết định rồi kèm theo danh sách chi tiết và diện tích đất của tổ chức cá nhân bị thu hồi. Việc ban hành quyết định thu hồi nhưng không gửi quyết định này đến từng cá nhân là không đúng theo quy định của pháp luật; – Có thể kể đến những khó khăn trong việc yêu cầu Tòa án xác minh thu thập chứng cứ tại cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.
Theo quy định Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Thông tư liên tịch số 03/ 2016 ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao không có quy định cụ thể về thời điểm thời hạn Viện kiểm sát được chuyển tài liệu hồ sơ ban đầu cũng như được tiến hành việc sao chụp tài liệu để nghiên cứu khi cần thiết trong việc xác minh thu thập tài liệu chứng cứ.
Trong khi đó thời gian để Viện kiểm sát được sao chụp nghiên cứu hồ sơ chỉ trong vòng 15 ngày. Với mốc thời gian nêu trên thì gây ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện quyền yêu cầu, xác minh, thu thập tài liệu của Viện kiểm sát.
Liên quan đến với những tranh chấp đất đai thì nguồn gốc đất là một trong những chứng cứ quan trọng và cứ tài liệu luôn được ưu tiên xác minh tại cơ quan quản lý. nhưng việc tiến hành xác minh và thu thập các thông tin liên quan đến nguồn gốc đất luôn là một vấn đề nan giải bởi nhiều lý do khác nhau ví dụ như không có bản trích lục bản đồ, không có hồ sơ tài liệu về cấp đất, hồ sơ lưu trữ của Ủy ban nhân dân không có tài liệu; thời thời gian để cung cấp hồ sơ các thông tin cũng bị kéo dài.
– Khi vụ án hành chính trong tranh chấp đất đai được đưa ra xét xử thì người bị kiện vắng mặt tại phiên tòa diễn ra vô cùng phổ biến. Sở dĩ những người bị kiện trong vụ án hành chính là người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có thể là Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Những người này thường làm đơn để xin hoãn phiên tòa nhiều lần dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết gây khó khăn cho cơ quan tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Luật Tố tụng hành chính 2015 sửa đổi 2019;
– Hướng dẫn số 22/HD – VKSTC về một số nội dung liên quan đến công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai.