Kiểm ngư viên là ai? Kiểm ngư viên tiếng Anh là gì? Chế độ, chính sách với kiểm ngư viên? Kiểm ngư viên có quyền hạn, trách nhiệm gì?
Kiểm ngư viên là người hoạt động trong tính chất quản lý nhà nước. Trong đó, thực hiện với ngạch công chức để thực hiện trách nhiệm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn. Trong đó, thể hiện với hoạt động của cá nhân trong công việc chung của tổ chức. Với các công tác kiểm tra nói chung trong hoạt động của ngành thủy sản. Từ đó bảo vệ các quy định pháp luật trong hoạt động. Cũng như hướng đến bảo vệ nguồn thủy sản và chất lượng của ngành. Từ đó mang đến bảo đảm tiềm năng cho ngành thủy sản.
Căn cứ pháp lý:
– Luật thủy sản năm 2017.
– Nghị định số 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản 2017.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Kiểm ngư viên là ai?
Quy định pháp luật tại Điều 90 Luật thủy sản năm 2017:
“Điều 90. Kiểm ngư viên
1. Kiểm ngư viên là công chức được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm ngư viên.
2. Kiểm ngư viên được cấp thẻ kiểm ngư, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu kiểm ngư và trang thiết bị chuyên dụng.
3. Kiểm ngư viên có quyền hạn, trách nhiệm sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
b) Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
c) Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện và trang thiết bị chuyên dụng theo quy định của pháp luật;
d) Khi thi hành công vụ phải mặc trang phục, mang phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu kiểm ngư theo quy định;
đ) Phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.”.
Như vậy:
Khái niệm này được quy định tại Điều 90. Kiểm ngư viên của Luật thủy sản năm 2017. Trong đó thể hiện với nội dung:
Kiểm ngư viên là công chức được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm ngư viên. Như vậy, đây là chủ thể thực hiện trong nhiệm vụ bảo vệ nhà nước. Là công chức hoạt động với chức danh và quyền hạn cụ thể. Trong đó, đây là những cá nhân trong tổ chức hoạt động kiểm ngư. Thực hiện với các nội dung trong bổ nhiệm công chức. Xác định và đảm bảo với các tiêu chuẩn, cũng như điều kiện và thủ tục bổ nhiệm. Từ đó đáp ứng với điều kiện công việc cụ thể xác định với quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại khoản 3 Điều 90 luật này.
Kiểm ngư viên được cấp thẻ kiểm ngư. Trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu kiểm ngư và trang thiết bị chuyên dụng. Tất cả các hình thức và giấy tờ chứng minh trong nghiệp vụ được bảo đảm. Từ đó thực hiện các công việc theo phân công trách nhiệm cụ thể. Cũng như gắn với các chức năng kiểm tra trong lĩnh vực thủy sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
Từ đó thể hiện đầy đủ với các hình thức và vật chất chứng minh. Cung cấp các chứng minh trong trường hợp và hoàn cảnh thực thi công vụ. Góp phần mang đến hiệu quả đối với kiểm tra trong công tác nuôi trồng thủy sản được thực hiện.
Kiểm ngư viên có quyền hạn, trách nhiệm sau đây:
– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho công tác thanh tra, kiểm tra. Thể hiện các phối hợp và tiếp cận với thông tin, dữ liệu liên quan. Từ đó có cơ sở thực hiện trong tiến hành kiểm tra, xác minh. Ngoài ra xác định cụ thể với các tính chất công việc kiểm tra như: Kiểm soát, điều tra, để mang đến các phân tích, kết luận đối với quá trình điều tra. Từ đó có thể phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Tất cả các ý nghĩa được tiến hành trong điều chỉnh lại đối với các hành vi vi phạm. Mang đến các hiệu quả trong tuân thủ pháp luật. Cũng như các tiếp cận và nhìn nhận, tuân thủ hiệu quả hơn của các chủ thể liên quan. Muốn nhận được các quyền và lợi ích tương ứng, phải đảm bảo các nghĩa vụ đối với hoạt động thực hiện. Và các kiểm ngư viên thực hiện trong giám sát, phát hiện.
– Xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm được phát hiện. Giúp chống và dập tắt với các vi phạm đang được thực hiện. Ảnh hướng đến các lợi ích chung tìm kiếm đối với hiệu quả hoạt động trong nền kinh tế. Cũng như các quyền lợi đối với quốc gia,d ân tộc nhìn chung. Và áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Hướng đến hiệu quả trong thi hành, áp dụng cũng như tuân thủ pháp luật. Thuộc về nghĩa vụ của các chủ thể tham gia trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản.
– Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện và trang thiết bị chuyên dụng theo quy định của pháp luật. Là các cơ sở để tham gia hiệu quả trong triển khai quyền hạn, trách nhiệm. Hướng đến quyền lực được thực thi trong hoạt động của kiểm ngư viên. Mà cũng mang đến sức mạnh đối với các hoạt động quản lý nhà nước. Nhằm sử dụng trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
– Khi thi hành công vụ phải mặc trang phục, mang phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu kiểm ngư theo quy định.
– Phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Kiểm ngư viên tiếng Anh là gì?
Kiểm ngư viên tiếng Anh là Fishery inspector.
3. Chế độ, chính sách với kiểm ngư viên?
Quy định pháp luật, với nội dung khoản 1, khoản 2 Điều 63 của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.
“Điều 63. Chế độ, chính sách đối với Kiểm ngư
1. Chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với công chức xếp lương theo các ngạch Kiểm ngư viên:
a) Sau 5 năm (đủ 60 tháng) làm việc liên tục trong lực lượng Kiểm ngư thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
b) Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm được tính thêm 1%.
2. Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với công chức xếp lương theo các ngạch Kiểm ngư viên:
a) Kiểm ngư viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
b) Kiểm ngư viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
c) Kiểm ngư viên trung cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).”.
Như vậy:
Chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với công chức xếp lương theo các ngạch Kiểm ngư viên:
Theo tính chất thâm niên, thể hiện với thời gian hoạt động và thực hiện nghề nghiệp. Mang đến các đóng góp đối với kiểm tra và tiến hành các quy định trong quản lý nhà nước. Cũng như có các đóng góp tạo nên sức mạnh cũng như hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.
– Sau 5 năm (đủ 60 tháng) làm việc liên tục trong lực lượng Kiểm ngư thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề. Được tính bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Khoảng thời gian được tính với đủ thời gian làm việc ở các vi trí trong ngành. Gắn với các xác định theo số tháng làm việc liên tục. Từ đó mà phản ánh các chức năng không gián đoạn trong đảm bảo thực hiện chức năng nghiệp vụ. Hoạt động quản lý nhà nước vơi các chế độ chính sách phụ cấp yêu cầu nghiêm ngặt trong đáp ứng tiêu chuẩn đề ra.
– Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm được tính thêm 1%. Qua đó thúc đẩy đối với các nhân viên mới làm việc và tích lũy kinh nghiệm trong ngành. Cũng như mang đến các phấn đầu hiệu quả ở giai đoạn đầu. Ngoài ra, còn có các chế độ đãi ngộ khác đối với các kiểm ngư viên có nhiều năm kinh nghiệm. Khi tham gia cống hiến và phấn đấu.
Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với công chức xếp lương theo các ngạch Kiểm ngư viên:
Xác định với các ngạch và thể hiện theo tiêu chí phân loại. Được xác định với Kiểm ngư viên chính, Kiểm ngư viên và Kiểm ngư viên trung cấp. Từ đó mà các chế độ phụ cấp cũng được xác định phù hợp. Mang đến các lợi ích tương xứng trong nghiệp vụ và ý nghĩa thực hiện công việc.
– Kiểm ngư viên chính. Được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 20% của tổng giữa mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
– Kiểm ngư viên. Được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% của tổng giữa mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
– Kiểm ngư viên trung cấp. Được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 30% của tổng giữa mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Trong đó, xác định với:
– Mức lương hiện hưởng: Phản ánh trong giá trị của mức lương thực tế nhận được trong thời điểm đó. Gắn với các hệ số phản ánh tương ứng với tính chất nghiệm vụ phản ánh.
– Phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Các phụ cấp có thể có với các chủ thể thực hiện trong tính chất lãnh đạo. Hoặc với các chủ thể được hưởng thâm niên vượt khung. Gắn với các tính chất đặc biệt hơn và có thể nhận được. Các chủ thể trong hoạt động kiểm ngư viên có thể có được các phụ cấp đó tại các thời điểm xác định.