Liên quan đến lĩnh vực thủy sản, pháp luật nước ta đã quy định rõ ràng đối với các lực lượng bảo vệ đối với các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm mục đích Vậy kiểm ngư là gì, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Kiểm ngư được Luật thủy sản và các văn bản hướng dẫn khác quy định như thế nào.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm kiểm ngư?
Kiểm ngư theo quy định của Luật thủy sản và các văn bản hướng dẫn liên quan là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thuộc Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kiểm ngư là một lực lượng được thành lập để thực hiện các chức năng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam. Do ngành thủy sản nước ta gắn liền với chủ quyền biển, vùng biển nước ta rộng lớn, diện tích biển gấp 03 lần diện tích đất liền, việc khai thác thủy sản gắn liền với bảo vệ chủ quyền quốc gia do đó mà lực lượng kiểm ngư được thành lập để thực hiện các chức năng nhiệm vụ liên quan đến chuyên ngành thủy sản.
Với vai trò quan trọng này thì Kiểm ngư được giao các chức năng, nhiệm vụ để đảm bảo có thể thực hiện được vai trò của một lực lượng chuyên trách của Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Lực lượng kiểm ngư giữ vai trò trọng yếu đối với các hoạt động thực hiện chức năng thực thi pháp luật Việt Nam về khai thác thủy sản đối với ngành thủy sản. Đồng thời lực lượng này cũng thực thi các điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, áp dụng các quy phạm pháp luật cần có sự thống nhất, đảm bảo các quy định pháp luật được áp dụng không bị chồng chéo nhau. Trường hợp có sự khác nhau giữa luật trong nước và Điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết thì sẽ áp dụng theo Điều ước quốc tế.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Kiểm ngư:
2.1. Nhiệm vụ của lực lượng kiểm ngư:
Với vai trò nêu trên thì lực lượng kiểm ngư sẽ được pháp luật trao các quyền và nhiệm vụ để bảo đảm cho kiểm ngư thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ các hoạt động kiểm ngư đảm bảo cho an toàn cũng như trật tự đối với các hoạt động của ngành thủy sản.
Tại Điều 88 Luật thủy sản 2017 đã quy định rõ nhiệm vụ của Kiểm ngư, kiểm ngư có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao này, cụ thể là các nhiệm vụ sau:
– Lực lượng kiểm ngư với vai trò đảm bảo cho hoạt động của ngành thủy sản cũng như khai thác thủy sản, đảm bảo an toàn cho ngành thủy sản thì việc các lực lượng này phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như thực hiện tuần tra, kiểm tra đối với quá trình của ngành thủy sản để đảm bảo các quá trình này được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Bên kiểm ngư đồng thời thực hiện việc kiểm soát các hành vi liên quan đến ngành thủy sản để đảm bảo các hành vi này đúng theo quy định của Luật thủy sản và các văn bản khác liên quan.
Với vai trò kiểm tra và kiểm soát thì lực lượng kiểm ngư còn có nhiệm vụ phải tiến hành thanh tra, điều tra đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến ngành thủy sản. Trường hợp sau khi điều tra, thanh tra và lực lượng kiểm ngư phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật thì phải có trách nhiệm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật này đồng thời khi thấy cần thiết thì lực lượng kiểm ngư sẽ có quyền tiến hành áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật để ngăn chặn kịp thời hậu quả mà các hành vi này có thể gây ra đối với ngành thủy sản.
– Lực lượng kiểm ngư đối với việc bảo vệ các hoạt động đối với ngành thủy sản cũng như nhìn đến những nguy cơ trước mắt về sự thiếu hiểu biết sẽ dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật, do đó mà các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế về lĩnh vực thủy sản là vấn đề cấp thiết. Chỉ khi công dân hiểu biết pháp luật trong nước cũng như pháp luật các nước có liên quan trong lĩnh vực thủy sản thì mới có thể tránh được các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động trong lĩnh vực thủy sản.
Lực lượng kiểm ngư còn có nhiệm vụ hướng dẫn ngư dân và tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thủy sản thực hiện đúng các quy định về hoạt động khai thác thủy sản trong lĩnh vực thủy sản, đảm bảo những cá nhân, tổ chức này không vi phạm các quy định của pháp luật.
– Do đặc thù của ngành thủy sản là khai thác tại các vùng biển, môi trường này luôn tiềm ẩn các nguy hiểm do dó mà việc cứu hộ cứu nạn là không thể thiếu, lực lượng kiểm ngư có trách nhiệm chỉ huy và điều động lực lượng phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn theo quy định của pháp luật khi có xảy ra tai nạn trong quá trình hoạt động ngành thủy sản; đồng thời lực lượng kiểm ngư còn có nhiệm vụ tham gia công tác phòng, chống thiên tai khi có thiên tai xảy ra.
– Đặc thù ngành thủy sản là gắn liền với biển, do đó cùng với việc khai thác thì các chủ thể có nghĩa vụ tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển chủ quyền của nước ta, kết hợp việc khai thác phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, chống lại các hành vi xâm phạm chủ quyền của nước ta.
– Hoạt động kiểm ngư trong nước được thực hiển bởi lực lượng kiểm ngư nước ta phải đồng thời cùng với việc triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về kiểm ngư để giữ gìn an ninh vùng biển.
– Các lực lượng chủ chốt của kiểm ngư là công chức, viên chức, kiểm ngư viên, thuyền viên tàu kiểm ngư, những người này nắm công tác chủ yếu của ngành thủy sản do đó cần được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cho – Phối hợp với cơ quan khác có liên quan trong hoạt động kiểm ngư. Trách nhiệm bồi dưỡng và đào tạo này được Kiểm ngư chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức bồi dưỡng, đào tạo.
2.2. Quyền của lực lượng kiểm ngư:
Tại Điều 88 Luật thủy sản 2017 đã quy định rõ quyền của Kiểm ngư, kiểm ngư có trách nhiệm thực hiện công tác được trao các quyền, cụ thể là các nhiệm vụ sau:
– Trong quá trình kiểm ngư thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản để giải quyết các vấn đề liên quan đến các hành vi sai phạm liên quan đến ngành thủy sản thì kiểm ngư có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho công tác điều tra, thanh tra này.
– Quá trình công tác của lực lượng kiểm ngư không tránh khỏi việc cần ngăn chặn các hành vi phạm tội hay cần trấn áp tội phạm cũng như các hành động để kiểm soát các hoạt động trong ngành thủy sản, cần đến các vũ khí hoặc công cụ hỗ trợ thì lực lượng kiểm ngư được gia quyền quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ kiểm ngư này một cách có hiệu quả nhất.
Việc sử dụng các vũ khí, công cụ hỗ trợ phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý các vũ khí, công vụ này, quá trình sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ phải đảm bảo an toàn và các lưu ý khi sử dụng theo quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Như đã nêu trên thì quá trình công tác của lực lượng kiểm ngư không tránh khỏi việc cần ngăn chặn các hành vi phạm tội do đó để ngăn chặn các hành vi, hậu quả tội phạm thì lực lượng kiểm ngư có quyền truy đuổi, bắt, giữ và áp dụng các biện pháp ngăn chặn phù hợp với các hành vi xảy ra theo quy định của pháp luật trong trường hợp người và phương tiện vi phạm pháp luật không tuân theo hiệu lệnh, chống đối hoặc cố tình bỏ chạy, quá trình này cần phải đảm bảo không gây thiệt hại đến những người xung quanh.
Như vậy, qua phân tích ở trên thì Kiểm ngư ngoài được trao các quyền để thực hiện nhiệm vụ thì những người làm công tác kiểm ngư còn phải tuân thủ các nhiệm vụ được giao để đảm bảo kiểm tra, kiểm soát và bảo vệ được ngành thủy sản, đồng thời bảo vệ an ninh trong quá trình thực hiện khai thác thủy sản.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Thủy sản 2017;
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản.