Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn là 03 tháng kể từ ngày đã đến hạn thanh toán. Vậy việc kiểm kê tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Các tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán:
- 2 2. Kiểm kê tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán:
- 3 3. Thời hạn triệu tập hội nghị chủ nợ sau khi kiểm kê tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán:
- 4 4. Có cần thông báo cho Hội nghị chủ nợ về kết quả kiểm kê tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không?
1. Các tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán:
Căn cứ Điều 64 Luật Phá sản 2014 thì các tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán gồm có:
– Tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán gồm có:
+ Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp có ở tại thời điểm Tòa án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản;
+ Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày mà Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản;
+ Giá trị của tài sản bảo đảm vượt quá về khoản nợ có bảo đảm mà doanh nghiệp phải thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm;
+ Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp được xác định theo các quy định của pháp luật về đất đai
+ Tài sản thu hồi từ những hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp
+ Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ các giao dịch vô hiệu;
+ Các tài sản khác theo các quy định của pháp luật.
– Tài sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh bị mất khả năng thanh toán gồm:
+ Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp có ở tại thời điểm Tòa án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản;
+ Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày mà Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản;
+ Giá trị của tài sản bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm mà doanh nghiệp phải thanh toán cho các chủ nợ có bảo đảm;
+ Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp được xác định theo các quy định của pháp luật về đất đai
+ Tài sản thu hồi từ các hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp
+ Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ các giao dịch vô hiệu;
+ Tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào trong hoạt động kinh doanh; trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có các tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đó sẽ được chia theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Kiểm kê tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán:
Căn cứ Điều 65 Luật Phá sản 2014 thì kiểm kê tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được thực hiện như sau:
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải tiến hành kiểm kê tài sản và xác định về giá trị tài sản đó; trong trường hợp cần thiết thì phải có văn bản đề nghị đến Thẩm phán gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày. Việc xác định giá trị của tài sản của doanh nghiệp phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp đại diện hợp pháp của doanh nghiệp vắng mặt thì khi đó người được Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chỉ định làm đại diện của chính doanh nghiệp thực hiện công việc kiểm kê và xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp.
– Bảng kiểm kê tài sản đã được xác định giá trị phải gửi ngay đến cho Tòa án nhân dân tiến hành thủ tục phá sản.
– Trường hợp xét thấy việc kiểm kê, xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp mà không chính xác thì Tòa án nhân dân yêu cầu đến Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tổ chức kiểm kê, xác định lại giá trị một phần hoặc là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Giá trị tài sản được xác định, định giá theo giá thị trường tại thời điểm kiểm kê.
– Trường hợp đại diện doanh nghiệp và những người khác không hợp tác về việc kiểm kê tài sản hoặc là cố tình làm sai lệch việc kiểm kê tài sản thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Thời hạn triệu tập hội nghị chủ nợ sau khi kiểm kê tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán:
Điều 75 Luật Phá sản 2014 quy định về Triệu tập và gửi thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ, Điều này quy định Triệu tập và gửi thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ như sau:
– Thời hạn Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ ngày kết thúc về việc kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách các chủ nợ hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ trong trường hợp việc kiểm kê các tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ, trừ trường hợp không phải tổ chức Hội nghị chủ nợ.
– Thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ và tài liệu khác có liên quan phải được gửi đến cho người có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ và những người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ, chậm nhất là 15 ngày trước ngày tiến hành khai mạc Hội nghị. Giấy triệu tập Hội nghị chủ nợ phải ghi rõ về thời gian và địa điểm tổ chức Hội nghị chủ nợ, chương trình, nội dung Hội nghị chủ nợ.
– Thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ, các tài liệu gửi bằng phương thức giao trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, fax, telex, thư điện tử hoặc là bằng những phương thức khác có ghi nhận việc gửi này.
Theo quy định trên thì thời hạn triệu tập hội nghị chủ nợ sau khi kiểm kê tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán như sau:
-Trong trường hợp kiểm kê tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán kết thúc sau việc lập danh sách chủ nợ: Thời hạn Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ ngày đã kết thúc việc kiểm kê tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
– Trong trường hợp kiểm kê tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ: Thời hạn Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ ngày đã kết thúc việc lập danh sách chủ nợ.
4. Có cần thông báo cho Hội nghị chủ nợ về kết quả kiểm kê tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không?
Khoản 1 Điều 81 Luật Phá sản 2014 quy định Hội nghị chủ nợ được tiến hành như sau:
– Thẩm phán được phân công phụ trách việc khai mạc Hội nghị chủ nợ;
– Hội nghị chủ nợ biểu quyết thông qua việc cử Thư ký Hội nghị chủ nợ theo như đề xuất của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để ghi biên bản Hội nghị chủ nợ;
– Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia Hội nghị chủ nợ theo thông báo triệu tập của Tòa án nhân dân, lý do mà vắng mặt và kiểm tra căn cước của người tham gia Hội nghị chủ nợ;
– Thẩm phán thông báo với Hội nghị chủ nợ về những người tham gia Hội nghị chủ nợ và các nội dung việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
– Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thông báo cho Hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh, về thực trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; kết quả của việc kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ và các nội dung khác nếu xét thấy cần thiết;
– Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã trình bày về ý kiến về nội dung do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo đến cho Hội nghị, đề xuất phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ;
– Chủ nợ hoặc người đại diện hợp pháp của chủ nợ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu giải quyết, các lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu giải quyết phá sản;
– Người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình về những vấn đề mà có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ trong việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản;
– Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định, đại diện cơ quan thẩm định giá trình bày về kết luận giám định, kết quả định giá; người thực hiện biện pháp bổ trợ tư pháp khác giải thích các vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn;
– Trường hợp có người vắng mặt thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho công bố về ý kiến bằng văn bản, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp;
– Hội nghị chủ nợ thảo luận về các nội dung do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo và các ý kiến của những người tham gia Hội nghị chủ nợ;
– Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia Hội nghị chủ nợ có quyền đề nghị đến Thẩm phán ra quyết định thay người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
– Các chủ nợ có quyền thực hiện thành lập Ban đại diện chủ nợ.
Theo quy định trên thì một trong các nội dung mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải thông báo cho Hội nghị chủ nợ đó chính là kết quả kiểm kê tài sản.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Phá sản 2014.
THAM KHẢO THÊM: