Xe cơ giới phải được kiểm định trên dây chuyền kiểm định cố định hoặc là cơ động, trừ các trường hợp được miễn kiểm định lần đầu pháp luật quy định. Vậy kiểm định các loại xe cơ giới trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đối tượng, thẩm quyền kiểm định các loại xe cơ giới trong Bộ Quốc phòng:
- 2 2. Hồ sơ kiểm định lần đầu các loại xe cơ giới trong Bộ Quốc phòng:
- 3 3. Hồ sơ kiểm định định kỳ các loại xe cơ giới trong Bộ Quốc phòng:
- 4 4. Chu kỳ kiểm định các loại xe cơ giới trong Bộ Quốc phòng:
- 5 5. Nội dung, phương pháp kiểm tra các loại xe cơ giới trong Bộ Quốc phòng:
- 6 6. Kết quả kiểm định các loại xe cơ giới trong Bộ Quốc phòng:
- 7 7. Phiếu kiểm định và Giấy chứng nhận kiểm định các loại xe cơ giới trong Bộ Quốc phòng:
- 8 8. Tem kiểm định các loại xe cơ giới trong Bộ Quốc phòng:
- 9 9. Báo cáo công tác kiểm định các loại xe cơ giới trong Bộ Quốc phòng:
1. Đối tượng, thẩm quyền kiểm định các loại xe cơ giới trong Bộ Quốc phòng:
– Xe cơ giới phải được kiểm định trên dây chuyền kiểm định cố định hoặc là cơ động, trừ các trường hợp được miễn kiểm định lần đầu, bao gồm những trường hợp sau:
+ Xe cơ giới mới sản xuất, lắp ráp dưới 02 năm kể từ năm thực hiện sản xuất, lắp ráp;
+ Xe cơ giới chưa qua sử dụng, đã được đăng ký cấp Chứng nhận đăng ký xe, Biển số đăng ký theo đúng quy định của pháp luật.
– Việc cơ động kiểm định chỉ áp dụng đối với những cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo không có các điều kiện đưa xe cơ giới đến cơ sở kiểm định (khoảng cách từ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cho đến cơ sở kiểm định phải có bán kính là lớn hơn 50 km); nhóm xe tác chiến; xe cứu thương, cứu hoả, xe làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn; xe quá khổ, quá tải mà không vào được dây chuyền kiểm định.
– Chỉ huy cơ sở kiểm định kết luận, ký tên, đóng dấu trên Phiếu kiểm định, Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm định.
2. Hồ sơ kiểm định lần đầu các loại xe cơ giới trong Bộ Quốc phòng:
– Đối với xe cơ giới quân sự:
+ Công văn hoặc
+ Chứng nhận đăng ký xe; Lý lịch xe (chỉ áp dụng đối với các xe cơ giới quân sự đã đăng ký);
+ Biển số tạm thời (chỉ áp dụng đối với các xe cơ giới quân sự chưa hoàn thành thủ tục đăng ký);
+ Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật xe cơ giới quân sự cải tạo (chỉ áp dụng đối với các xe cơ giới quân sự cải tạo).
– Đối với xe cơ giới của doanh nghiệp:
+ Công văn hoặc Giấy giới thiệu đề nghị kiểm định do giám đốc hoặc là phó giám đốc doanh nghiệp ký tên, đóng dấu theo quy định;
+ Giấy Chứng nhận đăng ký xe;
+ Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới (sẽ chỉ áp dụng đối với xe cơ giới nhập khẩu);
+ Bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (sẽ chỉ áp dụng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước);
+ Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo (sẽ chỉ áp dụng đối với xe cơ giới cải tạo).
3. Hồ sơ kiểm định định kỳ các loại xe cơ giới trong Bộ Quốc phòng:
– Đối với xe cơ giới quân sự:
+ Công văn hoặc Giấy giới thiệu đề nghị kiểm định do chỉ huy cơ quan, đơn vị cấp Trung đoàn hoặc là tương đương trở lên ký tên, đóng dấu theo quy định;
+ Chứng nhận đăng ký xe; Lý lịch xe (sẽ chỉ áp dụng đối với xe cơ giới quân sự đã đăng ký);
– Đối với xe cơ giới của doanh nghiệp:
+ Công văn hoặc Giấy giới thiệu đề nghị kiểm định do giám đốc hoặc là phó giám đốc doanh nghiệp ký tên, đóng dấu theo quy định;
+ Giấy Chứng nhận đăng ký xe.
– Thực hiện lập hồ sơ kiểm định:
+ Cơ sở kiểm định tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra giấy tờ vừa nêu trên, nếu không đầy đủ thì hướng dẫn cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp bổ sung hoàn thiện;
+ Cơ sở kiểm định in thông số kỹ thuật của xe cơ giới từ ở cơ sở dữ liệu quản lý thực lực của Cục Xe – Máy; kiểm tra xe cơ giới và đối chiếu với những giấy tờ và bản in thông số kỹ thuật. Trường hợp thông số kỹ thuật xe cơ giới mà chưa có ở trong cơ sở dữ liệu thì cơ sở kiểm định phải lập Phiếu hồ sơ xe cơ giới theo Mẫu số 01 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 99/2023/TT-BQP trong chương trình quản lý kiểm định;
+ Nếu kết quả kiểm tra, đối chiếu đạt yêu cầu thì sẽ nhập thông số kỹ thuật, thông tin hành chính của xe cơ giới vào chương trình quản lý kiểm định, ghi vào sổ theo dõi xe vào kiểm định; in Phiếu hồ sơ xe cơ giới (sẽ chỉ áp dụng đối với xe cơ giới kiểm định lần đầu hoặc chưa có trong cơ sở dữ liệu);
+ Chụp 02 ảnh tổng thể rõ biển số của xe cơ giới để lưu (ảnh ở góc chéo khoảng 45 độ từ phía trước bên cạnh của xe và ảnh từ phía sau góc đối diện, có thể hiện thời gian chụp trên ảnh).
4. Chu kỳ kiểm định các loại xe cơ giới trong Bộ Quốc phòng:
– Ô tô chở người những loại đến 09 chỗ:
+ Thời gian sản xuất đến 07 năm:
++ Chu kỳ đầu: 36 tháng.
++ Chu kỳ định kỳ: 24 tháng.
+ Thời gian sản xuất trên 07 năm đến 20 năm: Chu kỳ định kỳ là 12 tháng.
+ Thời gian sản xuất trên 20 năm: Chu kỳ định kỳ là 06 tháng.
– Ô tô chở người những loại trên 09 chỗ:
+ Thời gian sản xuất đến 05 năm:
++ Chu kỳ đầu: 24 tháng.
++ Chu kỳ định kỳ: 12 tháng.
+ Thời gian sản xuất trên 05 năm: Chu kỳ định kỳ là 06 tháng.
+ Xe cải tạo thay đổi tính năng sử dụng:
++ Chu kỳ đầu: 12 tháng.
++ Chu kỳ định kỳ: 06 tháng.
– Ô tô tải những loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơmi rơ moóc:
+ Ô tô tải những loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo mà có thời gian sản xuất đến 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc có thời gian sản xuất đến 12 năm:
++ Chu kỳ đầu: 24 tháng.
++ Chu kỳ định kỳ: 12 tháng.
+ Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo mà có thời gian sản xuất trên 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc có thời gian sản xuất trên 12 năm: chu kỳ đình kỳ là 06 tháng.
+ Xe cải tạo thay đổi tính năng sử dụng:
++ Chu kỳ đầu: 12 tháng.
++ Chu kỳ định kỳ: 06 tháng.
– Xe tác chiến:
+ Thời gian sản xuất đến 07 năm:
++ Chu kỳ đầu: 36 tháng.
++ Chu kỳ định kỳ: 24 tháng.
5. Nội dung, phương pháp kiểm tra các loại xe cơ giới trong Bộ Quốc phòng:
– Nội dung, phương pháp kiểm tra trên dây chuyền kiểm định cố định hoặc cơ động thực hiện theo các quy định tại Bảng 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 99/2023/TT-BQP.
– Hạng mục, nội dung kiểm tra các công đoạn trên dây chuyền kiểm định cố định hoặc là cơ động thực hiện theo quy định tại Bảng 2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 99/2023/TT-BQP, gồm 05 công đoạn sau:
+ Công đoạn 1: thực hiện kiểm tra nhận dạng, tổng quát;
+ Công đoạn 2: thực hiện kiểm tra phần trên của xe cơ giới;
+ Công đoạn 3: thực hiện kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang;
+ Công đoạn 4: thực hiện kiểm tra môi trường;
+ Công đoạn 5: thực hiện kiểm tra phần dưới của xe cơ giới.
– Trường hợp cơ động kiểm định phải thực hiện đầy đủ những nội dung trên và thực hiện thêm những nội dung quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 99/2023/TT-BQP.
6. Kết quả kiểm định các loại xe cơ giới trong Bộ Quốc phòng:
– Kết quả kiểm định từng nội dung do những kiểm định viên kiểm tra, đánh giá và ghi vào Phiếu kiểm định, báo cáo chỉ huy cơ sở kiểm định kết luận, ký tên và đóng dấu theo quy định (trừ xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu).
– Cấp Giấy chứng nhận kiểm định, thực hiện dán Tem kiểm định:
+ Xe cơ giới sau kiểm định đủ 5 công đoạn, đạt yêu cầu những nội dung theo quy định tại Bảng 2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 99/2023/TT-BQP được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, dán Tem kiểm định. Trong trường hợp xe cơ giới sau kiểm định không đạt yêu cầu thì cơ sở kiểm định sẽ phải thông báo rõ nội dung, hạng mục mà không đạt yêu cầu cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp biết để thực hiện sửa chữa, khắc phục và tổ chức kiểm định lại các nội dung, hạng mục đó;
+ Xe cơ giới thuộc các trường hợp miễn kiểm định lần đầu được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực tiếp dán Tem kiểm định lên xe cơ giới thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 13 Thông tư 99/2023/TT-BQP;
+ Thời hạn có hiệu lực kiểm định của xe cơ giới được ghi trực tiếp ở trong Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định và cấp theo chu kỳ kiểm định.
7. Phiếu kiểm định và Giấy chứng nhận kiểm định các loại xe cơ giới trong Bộ Quốc phòng:
– Phiếu kiểm định phải được in đen trắng trên giấy double A, loại 70gsm, khổ A4 (210 x 297mm).
– Giấy chứng nhận kiểm định phải được in màu hai mặt trên giấy double A, loại 150gsm, khổ A5 (210 x 148mm).
– Phiếu kiểm định, Giấy chứng nhận kiểm định chỉ có giá trị khi ghi đầy đủ các nội dung và được chỉ huy cơ sở kiểm định kỹ ghi rõ họ tên, đóng dấu theo quy định.
8. Tem kiểm định các loại xe cơ giới trong Bộ Quốc phòng:
– Tem kiểm định hình tròn, đường kính 95mm, được dán màng nilon bảo vệ; in màu hai mặt ở trên giấy double A, loại 80gsm.
– Tem kiểm định chỉ có giá trị khi ghi đầy đủ nội dung và phải được chỉ huy sở kiểm định ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu theo quy định.
– Tem kiểm định do kiểm định viên trực tiếp dán lên xe cơ giới sau kiểm định đạt yêu cầu (trừ các trường hợp xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu).
– Tem kiểm định được dán ở bên trong, phía trên bên phải kính chắn gió theo chiều tiến của xe. Đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc thì Tem kiểm định được dán vào khung xe, gần vị trí lắp Biển số đăng ký.
– Trường hợp vì lý do khách quan Tem kiểm định bị mất, hỏng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải làm văn bản đề nghị cơ sở kiểm định đã kiểm định trước đó để cấp đổi Tem kiểm định.
– Tem kiểm định hết hiệu lực một trong những trường hợp sau:
+ Sau ngày có hiệu lực được ghi ở trên Tem kiểm định;
+ Xe cơ giới mà đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định mới;
+ Xe cơ giới bị tai nạn, hư hỏng đến mức mà không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
+ Cải tạo, sửa chữa lớn, sửa chữa vừa những cụm, hệ thống liên quan đến an toàn (thay thế cụm động cơ, hệ thống phanh, hệ thống lái);
+ Tem kiểm định bị tẩy, bị xoá, bong tróc.
9. Báo cáo công tác kiểm định các loại xe cơ giới trong Bộ Quốc phòng:
Chế độ báo cáo kết quả kiểm định và kết quả sử dụng của phôi Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định về cơ quan nghiệp vụ cấp trên trực tiếp quản lý và về Cục Xe – Máy/Tổng cục Kỹ thuật theo quy định sau:
– Tiêu đề, loại báo cáo như sau:
+ Báo cáo kết quả tháng…, phương hướng nhiệm vụ tháng…. (từ ngày 26 tháng trước cho đến ngày 25 tháng tiếp theo);
+ Báo cáo kết quả quý I, các phương hướng nhiệm vụ quý II;
+ Báo cáo kết quả 6 tháng đầu năm, các phương hưởng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm;
+ Báo cáo kết quả 9 tháng, các phương hướng nhiệm vụ quý IV;
+ Báo cáo kết quả của năm.
– Nội dung, thể thức trình bày: Theo Mẫu số 05, Phụ lục IV được ban hành kèm theo Thông tư 99/2023/TT-BQP.
– Thời gian báo cáo như sau:
+ Báo cáo kết quả tháng: vào ngày 26 hằng tháng;
+ Báo cáo kết quả quý: vào ngày 10 của tháng cuối quý;
+ Báo cáo kết quả năm: vào ngày 10 tháng 11 hằng năm
– Hình thức gửi, nhận báo cáo: Gửi trực tiếp hoặc là gửi qua quân bưu, qua hệ thống thư điện tử quân sự.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 99/2023/TT-BQP kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới.