Du lịch là một ngành nghề mang lại nguồn thu lớn cho đất nước. Để xúc tiến hoạt động du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này đã thực hiện hoạt động khuyến mại du lịch. Khuyến mại du lịch mang bản chất của hoạt động khuyến mại trong thương mại nói chung và có những nét riêng biệt.
Mục lục bài viết
1. Khuyến mại du lịch là gì?
Tại Khoản 1 Điều 3
Từ khái niệm này có thể nhận thấy một số đặc điểm của du lịch đó chính là
– Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên.
– Chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm thời, trong một thời gian ngắn.
– Mục đích của chuyến du lịch là thoả mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan và nghiên cứu thị trường, nhưng không vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việc làm để nhận thu nhập nơi đến viếng thăm.
– Du lịch là thiết lập các quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng các dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và dân cư ở địa phương.
Về khái niệm khuyến mại, thì tại Khoản 1 Điều 88
Xúc tiến là một quá trình (một bộ các phương tiện và hành động) được thiết kế để thông tin cho khách hàng tiềm năng về các sản phẩm du lịch được chào bán, chia sẻ với họ những thuộc tính hấp dẫn nhất và sáng tạo nhất. Hiểu theo nghĩa thông thường, nó thường được tích hợp vào phân phối và hàm ý thông tin các hoạt động, kể cả quảng cáo. Mục đích chính của hoạt động khuyến mại đó chính là thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng đến hàng hóa, dịch vụ bằng cách tặng thêm cho khách hàng các lợi ích kèm theo khi sử dụng hàng hóa hay dịch vụ của mình, thông qua đó tác động đến quyết định mua hàng, sử dụng dịch vụ của khách hàng, từ đó giúp thương nhận đầy khả năng tiêu thụ được hàng hóa, dịch vụ của mình.
Về đối tượng được khuyến mại hiện nay được quy định tại Điều 5 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2018 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, theo quy định này, thì dịch vụ du lịch không thuộc đối tượng không được khuyến mại, tức dịch vụ du lịch được tiến hành khuyến mại để xúc tiến thương mại.
Từ hai khái niệm du lịch và khuyến mại kết hợp lại, thì có thể thấy khuyến mại du lịch chính là hoạt động khuyến mại được thực hiện trong lĩnh vực du lịch, nhằm xúc tiến hoạt động du lịch, thu hút khách hàng trong hoạt động du lịch nhằm tặng thêm cho khách hàng các lợi ích kèm theo khi sử dụng dịch vụ du lịch.
2. Đặc điểm của khuyến mại du lịch:
Hoạt động khuyến mại du lịch sẽ do các thương nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch thực hiện. Để thực hiện hoạt động khuyến mại du lịch thì những người cung cấp dịch vụ du lịch nói chung sẽ trực tiếp thực hiện. Để tăng cường cơ hội khuyến mại, thương nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch có thể tự mình tổ chức thực hiện việc khuyến mại hoặc có thể thuê thương nhân khác khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của mình, tức là các những thương nhân sẽ tự mình đưa ra các hình thức khuyến mại cho sản phẩm do chính mình cung ứng hoặc thuê hoàn toàn một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ này tư vấn cho hoạt động khuyến mại. Quan hệ này phải được hình thành trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữa thương nhân kinh doanh dịch vụ và thương nhân có nhu cầu khuyến mại.
Thương nhân thực hiện khuyến mại du lịch đối với các dịch vụ, hàng hóa mà mình kinh doanh trên cơ sở quyền tự do kinh doanh, tự do xúc tiến thương mại trong khuôn khổ của quy định pháp luật mà không cần phải đăng ký. Thương nhân kinh doanh du lịch khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác dựa trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại thì phải có đăng ký kinh doanh dịch vụ khuyến mại.
Bản chất của hoạt động khuyến mại du lịch là dành cho khách hàng những lợi ích nhất định khi sử dụng những dịch vụ, hàng hóa trong du lịch. Dựa trên các yếu tố như mục đích của khuyến mại, kinh phí dành cho đợt khuyến mại, trạng thái cạnh tranh trên thương trường … các thương nhân sẽ dành cho khách hàng những lợi ích nhất định như tặng quà, tặng hàng mẫu để dùng thử, cho mua hàng giảm giá hay các lợi ích phi vật chất khác. Những khách hàng được hưởng khuyến mại có thể là người tiêu dùng hay thậm chí các trung gian phân phối hàng hóa, dịch vụ trong du lịch.
Mục đích của khuyến mại du lịch đó chính là xúc tiến việc cung ứng dịch vụ du lịch và những hàng hóa trong du lịch. Theo tinh thần của Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn, khuyến mại luôn có mục đích chính là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ, đây chính mà mục đích quan trọng của hoạt động khuyến mại. Để có thể bán được nhiều hàng hóa, dịch vụ trong du lịch hay giới thiệu sản phẩm mới về du lịch, doanh nghiệp kinh doanh hoạt động du lịch phải tăng cường khuyến mại. Thông qua đó, cá nhà phân phối trung gian sẽ chú ý hơn đến các mặt hàng, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng, du khách tăng lên, sử dụng nhiều sản phẩm trong du lịch hơn, hoạt động du lịch trở nên sôi động, tấp nập hơn.
3. Quy định pháp luật về khuyến mại du lịch:
Bản thân khuyến mại du lịch chính là khuyến mại trong thương mại, do đó pháp luật điều chỉnh khuyến mại du lịch hiện nay đó chính là Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2018 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Tuân theo những quy định này, thì các thương nhân có thể lựa chọn áp dụng tám hình thức khuyến mại chính được nêu trong Điều 92 Luật Thương mại năm 2005 hoặc có thể áp dụng hình thức khuyến mại khác nhưng hình thức này phải đảm bảo không vi phạm quy định pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Thương nhân có thể thực hiện những hình thức khuyến mại khác nhau này nhằm tác động trực tiếp đến người tiêu dùng hoặc trực tiếp đến các trung gian phân phối dịch vụ.
Khi thực hiện khuyến mại bằng các hình thức theo luật định, các thương nhân phải tuân thủ những nguyên tắc thực hiện hoạt động khuyến mại, nhằm đảm bảo hoạt động khuyến mại lành mạnh, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, du khách du lịch, của xã hội.
Khi thực hiện các hình thức khuyến mại (ngoại trừ hình thức cung ứng dịch vụ du lịch, bán hàng trong du lịch kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi và hình thức tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại) thì doanh nghiệp chỉ cần gửi thông báo về chương trình khuyến mại đến Sở Công thương nơi tổ chức khuyến mại tối thiểu trước 03 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại. Đối với khuyến mại trong du lịch với hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố (chương trình khuyến mại mang tính may rủi) hoặc hình thức khuyến mại du lịch thì các thương nhân phải thực hiện hoạt động đăng ký hoạt động khuyến mại.
Khi thực hiện khuyến mại du lịch, các thương nhân khuyến mại phải thực hiện theo các quyền và nghĩa vụ luật định tại Điều 95, Điều 96 Luật Thương mại năm 2005. Một nghĩa vụ quan trọng trong thực hiện khuyến mại đó chính là công bố thông tin về chương trình khuyến mại. Việc công bố thông tin này để mọi người biết về chương trình khuyến mại du lịch đó, phổ biến rộng rãi chương trình khuyến mại. Việc công bố thông tin phải thực hiện công bố đầy đủ, rõ ràng các thông tin theo luật định. Ngoài ra, trong khi tiến hành các hoạt động khuyến mại du lịch, thương nhân không được vi phạm các hành vi bị cấm khi thực hiện khuyến mại.
Hiện nay, nhìn chung pháp luật đã quy định rõ ràng về hoạt động khuyến mại thương mại nói chung và khuyến mại du lịch nói riêng. Khi thực hiện các hoạt động khuyến mại du lịch, các thương nhân phải thực hiện nghiêm túc các quy định này, nhằm đảm bảo việc khuyến mại du lịch đạt được mục đích ban đầu của nó.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Thương mại năm 2005;
– Luật Du lịch năm 2017;
– Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2018 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.