Khủng bố là hành vi gắn với các thái độ được phản ánh. Trong đó, môi trường mạng cũng có các nguy cơ bị đe dọa và xâm hại. Khủng bố mạng hay tài trợ khủng bố đe dọa đến an ninh mạng. Vậy khủng bố mạng là gì? Cách phòng chống khủng bố mạng như thế nào? Cùng tìm hiểu dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Khủng bố mạng là?
Khủng bố mạng là hành vi cũng như mang tính chất vi phạm pháp luật. Thực hiện với những hành vi vi phạm theo quy định của luật này cũng như
Theo quy định tại Khoản 9 Điều 2
“Khủng bố mạng là việc sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.”.
Phân tích quy định pháp luật:
Mục đích: Thực hiện hành vi khủng bố hoặc tài trợ khủng bố. Mang đến các thách thức đối với an toàn an ninh mạng. Đây là những quan tâm cũng như công việc trong tính chất quản lý nhà nước. Hướng đến bản vệ tốt đối với an toàn an ninh mạng. Và như vậy, mục đích này đang xâm phạm với những gì được pháp luật cho phép thực hiện. Cũng như mang đến hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Thực hiện với nền tảng: Sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử. Đây là các phương tiện mang đến các vi phạm được triển khai. Cũng như giúp phân biệt với thực hiện đối với khủng bố mạng chứ không phải các tính chất khủng bố khác. Qua đó cho thấy tính chất nhắm đến đối với các thông tin được bảo mật trên mạng của các cá nhân, tổ chức. Mà theo quy định thì việc quản lý và giữ kín thông tin thuộc về quyền của các chủ thể sở hữu. Cũng chính là nghĩa vụ trong tôn trọng tính chất riêng tư đối với thông tin của người khác.
Các mục đích được hiểu rõ hơn với các định nghĩa sau:
Khủng bố: Là hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tự do thân thể hoặc uy hiếp tỉnh thần người khác. Trong môi trường mạng, là các cố ý trong khai thác cũng như tiếp cận thông tin, tài liệu thuộc tính mật của các chủ thể khác. Các tác động mang tính chất đe dọa và uy hiếp đối với tinh thần. Cũng như mang đến các tổn thất cả về vật chất và tinh thần. Nguy hiểm hơn còn đe dọa đối với sức khỏe và tính mạng. Là các tính chất đối với quyền được pháp luật bảo vệ.
Nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân. Khi mang đến tính chất nghiêm trọng trong hành vi thực hiện. Khủng bố là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Cũng như cần được phòng chống, tiến đến loại bỏ. Xâm phạm an ninh quốc gia qua sự xâm hại quyền nhân thân của người khác. Các tác động với tính chất đơn lẻ được thực hiện nhiều. Từ đó mang đến các đe dọa đối với an ninh mạng. Cũng như đe dọa đối với quyền cơ bản của công dân. An ninh quốc gia bị đe dọa với tính chất nghiêm trọng.
Tài trợ khủng bố: là hành vi tài trợ, mang đến thúc đẩy trong thực hiện khủng bố. Thực hiện với hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố. Tức là mang đến các tác động, thuận lợi và điều kiện để các chủ thể khác thực hiện khủng bố. Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật phòng, chống khủng bố năm 2013.
Và các chủ thể trong hành vi khác nhau này đều đang xâm phạm đến an ninh quốc gia. Cụ thể hơn là thực hiện khủng bố mạng. Đồng nghĩa với việc đang vi phạm các quyền an toàn thông tin mạng được luật bảo vệ. Cần thực hiện với phòng, chống khủng bố mạng.
Khủng bố mạng tiếng Anh là Cyber terrorism.
2. Quy định về phòng, chống khủng bố mạng như thế nào?
2.1. Các quy định pháp luật:
“Điều 20. Phòng, chống khủng bố mạng
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm áp dụng biện pháp theo quy định của Luật này, Điều 29 của Luật An toàn thông tin mạng và pháp luật về phòng, chống khủng bố để xử lý khủng bố mạng.
2. Chủ quản hệ thống thông tin thường xuyên rà soát, kiểm tra hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý nhằm loại trừ nguy cơ khủng bố mạng.
3. Khi phát hiện dấu hiệu, hành vi khủng bố mạng, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải kịp thời báo cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng. Cơ quan tiếp nhận tin báo có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ tin báo về khủng bố mạng và kịp thời thông báo cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
4. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan triển khai công tác phòng, chống khủng bố mạng, áp dụng biện pháp vô hiệu hóa nguồn khủng bố mạng, xử lý khủng bố mạng, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả xảy ra đối với hệ thống thông tin, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này.
5. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan triển khai công tác phòng, chống khủng bố mạng, áp dụng biện pháp xử lý khủng bố mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin quân sự.
6. Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan triển khai công tác phòng, chống khủng bố mạng, áp dụng biện pháp xử lý khủng bố mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.”.
2.2. Phân tích quy định pháp luật:
– Các trách nhiệm được đặt ra:
+ Với cơ quan có thẩm quyền:
Trách nhiệm được xác định với áp dụng biện pháp để hướng đến phòng, chống hiệu quả đối với khủng bố. Theo quyền hạn và nghĩa vụ với các quy định cụ thể của các luật liên quan. Bao gồm:
– Nội dung thể hiện với Luật này;
– Điều 29 của Luật An toàn thông tin mạng;
– Pháp luật về phòng, chống khủng bố để xử lý khủng bố mạng.
Mang đến các quy định liên quan. Vừa bảo đảm trong thẩm quyền, vừa mang đến trách nhiệm và nghĩa vụ phải đảm bảo hiệu quả. Trước tiên là tính chất trong quản lý để phòng ngừa khủng bố mạng. Không có sơ hở để tội phạm có nguy cơ hình thành. Và trong trường hợp có khủng bố mạng. Phải đảm bảo phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời. Trong đó, công việc tiến hành được quy định cụ thể như sau:
– Chủ quản hệ thống thông tin thường xuyên. Mang đến các chủ động trong quản lý. Cũng như thực hiện rà soát, kiểm tra hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý. Với các tính chất chủ động để mang đến chất lượng tốt nhất. Khi lực lượng hùng mạnh, không có thế lực xấu nào dám hình thành và triển khai các ý đồ. Nhằm loại trừ nguy cơ khủng bố mạng. Tiến đến chất lượng đối với tính chất phòng khủng bố mạng.
– Khi tiếp nhận tin báo, với các hành vi khủng bố diễn ra. Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ tin báo cũng như khai thác và xác định nhanh chóng về khủng bố mạng. Và kịp thời thông báo cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng. Là lực lượng có tính chuyên nghiệp hơn trong xử lý và mang đến các giải pháp. Các chủ thể này được xác định là lực lượng bảo vệ an ninh mạng. Nhằm nhanh chóng có biện pháp hiệu quả để khắc phục. Cũng như tìm ra đối tượng để xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Với cơ quan, tổ chức, cá nhân:
Là đối tượng có quyền giám sát. Cũng như có nghĩa vụ kịp thời báo cáo nếu phát hiện các hành vi khủng bố mạng. Hướng đến tuân thủ pháp luật và bảo vệ lợi ích cho các chủ thể có quyền nói chung. Từ đó nhanh chóng giải quyết và kịp thời khắc phục hậu quả. Đó là các chất lượng hướng đến đối với an ninh mạng.
Khi phát hiện dấu hiệu, hành vi khủng bố mạng, phải kịp thời báo cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng. Để từ đó các cơ quan chức năng mới kịp thời xử lý. Cũng như có phương án bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho các chủ thể liên quan.
3. Phạm vi trách nhiệm phòng chống khủng bố mạng:
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan. Với tính chất trách nhiệm có liên quan trong hầu hết các nguồn thông tin cần bảo mật. Thực hiện triển khai công tác phòng, chống khủng bố mạng. Cũng như áp dụng biện pháp vô hiệu hóa nguồn khủng bố mạng. Xử lý khủng bố mạng và hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả xảy ra đối với hệ thống thông tin. Trừ trường hợp quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này. Với các tính chất đặc thù nguồn thông tin cần bảo vệ trong trách nhiệm của các chủ thể khác.
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan. Thực hiện triển khai công tác phòng, chống khủng bố mạng. Cũng như áp dụng biện pháp xử lý khủng bố mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin quân sự. Bảo vệ hiệu quả đối với các thông tin trong lĩnh vực quân sự. Đây là trách nhiệm cũng như hướng đến bảo vệ quyền lợi đối với lực lượng quốc phòng. Cũng như đe dọa đến quốc phòng, an ninh và an toàn về mặt tính mạng của công dân. Các công việc được thực hiện trong nghiệp vụ của chính tổ chức đó.
Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan. Thực hiện triển khai công tác phòng, chống khủng bố mạng. Cũng như áp dụng biện pháp xử lý khủng bố mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ. Bảo vệ hiệu quả đối với các thông tin trong lĩnh vực và hoạt động của chính phủ. Là các thông tin mật gắn với xây dựng và phát triển đất nước trên các mặt. Các công việc được thực hiện trong nghiệp vụ của chính tổ chức đó.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật An ninh mạng 2018;
– Luật phòng, chống khủng bố năm 2013.