Khu vực mậu dịch tự do chính là khu vực mà trong đó một nhóm các quốc gia khi tham gia vào khu vực này đã thực hiện việc kí hiệp định thương mại tự do và duy trì ít hoặc không có rào cản thuế quan hoặc hạn ngạch với nhau. Cùng bài viết tìm hiểu về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN là gì? Nhiệm vụ và vai trò?
Mục lục bài viết
1. Khu vực mậu dịch tự do là gì?
Khái niệm khu vực mậu dịch tự do:
Khu vực mậu dịch tự do được hiểu là một khu vực mà trong đó một nhóm các quốc gia tham gia khu vực mậu dịch tự do này đã tham gia vào việc kí hiệp định thương mại tự do và duy trì ít hoặc không có rào cản thuế quan hoặc hạn ngạch với nhau.
Các khu vực mậu dịch tự do tạo điều kiện cho thương mại quốc tế và những lợi ích liên quan từ thương mại, đi kèm với sự phân bổ lao động và chuyên môn hóa quốc tế.
Khu vực mậu dịch tự do cũng được xem là một hình thức liên kết kinh tế quốc tế trong trong đó các nước thành viên tham gia sẽ thỏa thuận với nhau về việc giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế về số lượng, tiến tới hình thành một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên các nước thành viên vẫn giữ được quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với các nước ngoài khu vực. Nói cách khác, những thành viên của khu vực mậu dịch tự do có thể duy trì những thuế quan riêng và những hàng rào thương mại khác đối với thế giới bên ngoài.
Khu vực mậu dịch tự do là một hình thức liên kết quốc tế nhằm mục đích để xây dựng và hình thành thị trường thống nhất về cả hàng hóa lẫn các loại dịch vụ tạo nền tảng kết nói và phát triển kinh tế khu vực. Những nước thuộc khu vực mậu dịch tự do sẽ được giảm hoặc xóa bỏ những rào cản thuế quan khi muốn đưa hàng hóa vào nước bạn. Tất nhiên, những quốc gia tham gia vào khu vực mậu dịch tự do hiện nay vẫn sẽ được hưởng những chế quyền độc lập tự chủ. Có nghĩa rằng các nước dù tham gia vào khu vực vẫn có quyền giữ mối quan hệ hợp tác, thu thuế quan với những quốc gia khác ngoài khu vực mậu dịch tự do.
Tuy nhiên, các khu vực mậu dịch tự do hiện nay cũng đã bị chỉ trích cả về chi phí liên quan đến việc gia tăng hội nhập kinh tế và nỗ lực hạn chế thương mại tự do.
Ta nhận thấy, khu vực mậu dịch tự do hiện nay được tạo lập không chỉ mang ý nghĩa phát triển trao đổi thương mại mà bên cạnh đó khu vực mậu dịch tự do còn là sự du nhập văn hóa và kiến thức nhân loại. Ta có thể hiểu như khi những người bạn chơi với nhau lâu dần thì những người đó cũng sẽ có những tính cách ảnh hưởng lẫn nhau. Và, điều này tương tự như khi các quốc gia trên thế giới thực hiện giao lưu với nhau mà ta hay gọi là du nhập văn hóa. Sự du nhập này đôi khi là những điều rất gần gũi cụ thể như là phong cách làm việc, sự chuyên nghiệp, mức độ chỉn chu, trách nhiệm,… và luôn cả những mặt không tốt trong văn hóa của các quốc gia.
Khu vực mậu dịch tự do trong tiếng Anh là gì?
Khu vực mậu dịch tự do trong tiếng Anh là Free Trade Area.
2. Lịch sử hình thành của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN:
Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh đã kết thúc, những thay đổi trong môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nước ASEAN trước những thách thức to lớn không dễ dàng vượt qua nếu không có sự liên kết chặt chẽ và nỗ lực của toàn hiệp hội, những thách thức cụ thể đó là:
– Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trong ASEAN ngày càng mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trong nước cũng như quốc tế.
– Sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới đặc biệt như Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ và Khu vực Mậu dịch Tự do châu Âu của EU, NAFTA sẽ trở thành các khối thương mại khép kín, gây trở ngại cho hàng hóa ASEAN khi thâm nhập vào những thị trường này.
– Những thay đổi về chính sách như mở cửa, khuyến khích và dành ưu đãi rộng rãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nga và các nước Đông Âu đã trở thành những thị trường đầu tư hấp dẫn hơn ASEAN, đòi hỏi ASEAN vừa phải mở rộng về thành viên, vừa phải nâng cao hơn nữa tầm hợp tác khu vực.
Để nhằm mục đích đối phó với những thách thức trên, Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN đã ra đời.
3. Tìm hiểu về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN:
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN chính là khu vực tự do mậu dịch mà Việt Nam đang tham gia. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) được hiểu cơ bản là khu vực bao gồm các quốc gia thành viên ASEAN thỏa thuận về quá trình liên kết pháp lí quốc tế nhằm mục đích để thực hiện tự do hóa thương mại, hàng hoá, dịch vụ, đầu tư giữa các nước này bằng cách bãi bỏ các quy định về hàng rào thuế quan và phi quan thuế, áp dụng biểu thuế quan giữa các quốc gia thành viên.
Nhằm mục đích để có thể thực hiện thành công khu vực mậu dịch tự do ASEAN, năm 1992, các nước thành viên ASEAN đã cùng nhau quyết định kí Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung đã được sửa đổi bổ sung vào năm 1994.
Tự do hoá thương mại, hàng hoá chỉ được áp dụng trong quan hệ giữa các nước ASEAN với nhau. Đối với những quốc gia khác khi không phải thành viên của ASEAN thì không được áp dụng chính sách này, mỗi nước trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN vẫn duy trì chính sách ngoại thương độc lập.
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA là cụm từ viết tắt của ASEAN Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước.
Sáng kiến thành lập về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN thực chất vốn là của Thái Lan. Sau đó hiệp định về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN được ký kết vào năm 1992 tại Singapore. Ban đầu chỉ có sáu nước cụ thể đó là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam trong khu vực ASEAN đã được yêu cầu tham gia Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN. Có thể nói Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN là một khu vực thương mại tự do lớn đóng vai trò quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn là chính trị, văn hóa, đối ngoại.
Bên cạnh mục đích để nhằm có thể giảm thiểu và xóa bỏ những rào cản về mặt thuế quan đối với các thành viên tham gia thì mục tiêu của tổ chức này còn lớn không kém. Đó chính là việc tăng lợi thế cạnh tranh của Asean với các quốc gia trong khu vực Châu Á và toàn thế giới.
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN được thành lập và đã giúp cho các quốc gia trong khối ASEAN có thể thành cơ sở sản xuất trên thị trường thế giới. Và, cũng đã trở thành khu vực thu hút nhiều nguồn đầu tư, hợp tác đến từ các quốc gia kinh tế trên phạm vi toàn thế giới.
4. Nhiệm vụ và vai trò của Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN:
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN có những nhiệm vụ và vai trò cơ bản sau đây:
Thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN chính là nội dung nổi bật trong hợp tác kinh tế của ASEAN nhằm mục đích để có thể giữ vững và đẩy mạnh nhịp độ phát triển của các nước thành viên và tăng tính cạnh tranh đối với các khu vực kinh tế khác của thế giới.
Bên cạnh việc Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN giúp giảm thiểu và xóa bỏ những rào cản về mặt thuế quan đối với các thành viên tham gia thì mục tiêu của tổ chức này còn lớn không kém. Đó chính là Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN có mục tiêu làm tăng lợi thế cạnh tranh của Asean với các nước trong khu vực Châu Á và toàn thế giới.
Nói một cách dễ hiểu hơn Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN chính là chất xúc tác để nhằm mục đích giúp Asean có thể thành cơ sở sản xuất trên thị trường thế giới. Trở thành khu vực thu hút nhiều nguồn đầu tư, hợp tác đến từ các ông trùm kinh tế của thế giới.