Thực tế, thẻ tín dụng mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân, hỗ trợ chi tiêu, giúp người dân trong giai đoạn khó khăn về tài chính, tuy nhiên hậu quả sử dụng thẻ tín dụng không đúng cách là vô cùng to lớn. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, hành vi không trả nợ thẻ tín dụng có bị xử lý hình sự hay không?
Mục lục bài viết
1. Không trả nợ thẻ tín dụng có bị xử lý hình sự không?
Thẻ tín dụng có rất nhiều ưu điểm, một trong những ưu điểm nổi bật của thẻ tín dụng đó là người dùng có thể mua trước – trả sau, vì vậy chủ sở hữu thẻ tín dụng hoàn toàn có thể quẹt thẻ hoặc mua hàng trực tuyến vô cùng thuận lợi khi không có tiền mặt. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người dùng bị quên hạn thanh toán dư nợ của thẻ tín dụng dẫn đến nhiều rủi ro và hậu quả không mong muốn.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư
Trong một số trường hợp, hành vi không trả nợ thẻ tín dụng có thể cấu thành tội phạm. Chủ sở hữu thẻ tín dụng hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 175 của Bộ luật hình sự năm 2015 khi thỏa mãn đầy đủ cấu thành tội phạm của loại tội phạm này, gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và xâm phạm tới khách thể do bộ luật hình sự bảo vệ. Theo đó, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao gồm các trường hợp cơ bản sau:
– Có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác đã được giao cho mình dựa trên cơ sở hợp đồng hợp pháp như hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản … bằng nhiều thủ đoạn gian dối khác nhau, hoặc bỏ trốn, hoặc cố tình không trả lại tài sản đó khi đã đến hạn mặc dù có đầy đủ điều kiện để trả;
– Sử dụng tài sản của người khác đã được giao cho mình dựa trên cơ sở hợp đồng hợp pháp như hợp đồng vay, mượn, thuê … vào mục đích trái pháp luật dẫn tới không đủ khả năng để hoàn trả lại tài sản đó.
Không trả nợ thẻ tín dụng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các điều kiện sau:
– Có hành vi cố tình trốn tránh nghĩa vụ tài chính mặc dù có đầy đủ điều kiện để thực hiện;
– Bỏ trốn để không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân hàng;
– Tài sản chiếm đoạt từ 4 triệu đồng trở lên.
Mức phạt như sau:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
– Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 500.000.000 đồng trở lên.
Tóm lại, hành vi trốn tránh không trả nợ thẻ tín dụng với số tiền từ 4 triệu đồng trở lên nhằm mục đích chiếm đoạt sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
2. Trách nhiệm dân sự khi khách hàng không trả nợ thẻ tín dụng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Thông tư
– Chủ sở hữu thẻ tín dụng bắt buộc phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, cung cấp chính xác các thông tin theo yêu cầu của tổ chức phát hành thẻ trong quá trình giao kết hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, đồng thời chủ sở Hiếu thẻ tín dụng cần phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin mà mình đã cung cấp cho các tổ chức phát hành;
– Khi sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ được thấu chi, chủ sở hữu thẻ tín dụng bắt buộc phải sử dụng tiền đúng mục đích và thanh toán đầy đủ, thanh toán đúng thời hạn cho tổ chức phát hành thẻ tín dụng các khoản tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo hợp đồng tín dụng đã giao kết với tổ chức phát hành thẻ;
– Cần phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về phạm vi sử dụng thẻ tín dụng. Theo đó:
+ Thẻ ghi nợ, thẻ trả trước định danh sẽ được sử dụng để thực hiện các giao dịch thẻ theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu thẻ với các tổ chức phát hành thẻ;
+ Thẻ tín dụng sẽ được sử dụng để thanh toán tiền mua bán hàng hóa, cung ứng và sử dụng dịch vụ, nạp tiền, rút tiền mặt theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu thẻ tín dụng với các tổ chức phát hành thẻ, không được phép sử dụng thẻ tín dụng để chuyển khoản vào tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ hoặc thẻ trả trước;
+ Thẻ trả trước vô danh sẽ chỉ được phép sử dụng để thanh toán tiền cho các loại hàng hóa, dịch vụ hợp pháp tại thiết bị chấp nhận loại thẻ này, thanh toán tại điểm bán trên lãnh thổ của Việt Nam, không được phép sử dụng thẻ này để thực hiện các giao dịch thẻ trên môi trường internet, không gian mạng, chương trình ứng dụng trên các thiết bị di động và đồng thời không được rút tiền mặt. Quá trình nạp tiền vào thẻ trả trước vô danh bắt buộc phải tuân thủ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư 19/2016/TT-NHNN;
+ Thẻ phụ phát hành cho chủ sở hữu thẻ với độ tuổi dưới 15 tuổi sẽ không được rút tiền mặt, đồng thời chỉ được sử dụng loại thẻ này để thanh toán đúng mục đích đã xác định theo thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức phát hành thẻ và chủ sở hữu thẻ;
+ Thẻ được sử dụng để thanh toán tiền mua cho các loại hàng hóa, dịch vụ hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong đó bao gồm cả trường hợp mua bán hàng hóa và sử dụng dịch vụ ở nước ngoài;
+ Các loại thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước định danh phát hành theo phương thức điện tử sẽ không được thực hiện thủ tục rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, thanh toán quốc tế, ngoại trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 10a của Thông tư 19/2016/TT-NHNN.
– Các tổ chức phát hành thẻ cần phải thực hiện các biện pháp cần thiết để cập nhật, giám sát kiểm tra, đối chiếu và nhận biết khách hàng trong quá trình sử dụng thẻ.
Theo đó thì có thể nói, khi mở thẻ tín dụng tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng, khách hàng sẽ được cấp thẻ với hạn mức nhất định, hay còn được gọi là hạn mức tín dụng. Khách hàng sẽ được quyền cho vay tiền trong hạn mức tín dụng đó để chi trả trước, sau đó cần phải có nghĩa vụ thanh toán lại cho ngân hàng toàn bộ khoản vay. Trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng, chủ sở hữu thẻ tín dụng cần phải sử dụng tiền đúng mục đích, thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn cho các tổ chức phát hành thẻ các khoản tiền vay và lãi phát sinh từ quá trình sử dụng thẻ theo hợp đồng mà các bên đã giao kết ban đầu.
Trên thực tế hiện nay, thông thường các tổ chức tín dụng để thời gian miễn lãi suất kéo dài trong khoảng 45 ngày, trong đó bao gồm thời gian miễn lãi suất giữa hai chu kỳ thanh toán vào thời gian được gia hạn. Nếu khách hàng trong khoảng thời gian đó không thanh toán toàn bộ khoản vay với các tổ chức tín dụng, khách hàng sẽ phải có trách nhiệm trả thêm lãi cho ngân hàng. Mức lãi suất sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015.
Như vậy, nếu khách hàng không trả nợ thẻ tín dụng cho ngân hàng thì sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự đó là thanh toán thêm chi phí phạt cho hành vi quá hạn thanh toán.
3. Một số lời khuyên cho khách hàng khi mở thẻ tín dụng tại ngân hàng:
Theo như phân tích nêu trên, sử dụng thẻ tín dụng rất tiện lợi tuy nhiên cũng ẩn chứa nhiều rủi ro nhất định. Một số lời khuyên cho khách hàng khi mở thẻ tín dụng như sau:
– Để có thể hạn chế tối đa rủi ro xảy ra, khách hàng không được đứng tên để mở hộ thẻ tín dụng cho người khác, tránh trường hợp phải gánh các khoản nợ với ngân hàng khi người sử dụng thẻ có hành vi cố tình không thanh toán đầy đủ các khoản nợ;
– Không nên đăng ký mở thẻ tín dụng nếu không thực sự cần thiết, bởi vì trên thực tế, nhiều người mở thẻ tín dụng tuy nhiên không sử dụng thường xuyên nên đã quên mất các khoản chi tiêu thông qua thẻ tín dụng đó, dẫn tới trường hợp phát sinh lãi suất rất cao và không thể thanh toán được;
– Để kiểm soát tốt quá trình chi tiêu và trả nợ, mỗi cá nhân không nên sử dụng quá nhiều thẻ tín dụng. Đặc biệt khi sử dụng thẻ tín dụng thì không nên để nợ quá hạn, phí phạt quá hạn thông thường sẽ rất cao, lãi suất khoảng 20% đến 40% tùy theo ngân hàng;
– Khi bị vướng vào trường hợp nợ thẻ tín dụng, thông tin tài khoản của khách hàng sẽ bị chuyển thành nợ xấu và cập nhật trên Hệ thống trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (hay còn được viết tắt là CIC), Khách hàng đó sẽ bị cấm tham gia vào bất kỳ khoản vay nào tại các ngân hàng khác;
– Khi chi tiêu bằng thẻ tín dụng, khách hàng nên ưu tiên tìm mọi cách để trả nợ càng sớm càng tốt, tránh phải chịu những rủi ro pháp lý không đáng có.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017);
– Thông tư 19/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng;
– Thông tư 17/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng;
– Thông tư 22/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.
THAM KHẢO THÊM: