Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ? Mức xử phạt đối với hành vi không thắt dây an toàn trên xe ô tô?
Theo quy định của pháp luật thì khi chúng ta tham gia giao thông đường bộ đều phải tuân thủ các quy định và chấp hành các luật giao thông như phương tiện đảm bảo có đủ bộ phận an toàn như gương xe, đèn chiếu sáng,.. đối với xe máy thì không trở quá 02 người kèm theo việc đội mũ bảo hiểm còn đối với ô tô thì phải thắt dây an toàn. Việc chấp hành các quy định là hành động giúp mình có thể tự bảo vệ bản thân an toàn mà không bị xử phạt nếu không có lỗi vi phạm.
Luật sư
1. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Như chúng ta đã biết, theo luật quy định thì khi tham gia giao thông người tham gia giao thông phải đảm bảo các nguyên tắc an toàn giao thông theo
Tùy thuộc vào mức độ gây nguy hiểm cho xã hội mà hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ có thể bị xử lý vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Căn cứ theo Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì một người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đảm bảo đủ hai điều kiện:
– Một là, vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ.
– Hai là, thuộc một trong các trường hợp được quy định cụ thể tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung bởi Bộ luật hình sự năm 2017.
Theo đó, việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì người tham gia giao thông đã có hành vi vi phạm các quy tắc an toàn giao thông đường bộ. Nếu người tham gia giao thông bị tai nạn giao thông nhưng không phải do bản thân vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị coi là có tội khi vi phạm các tội quy định tại Bộ luật hình sự và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Về khung hình phạt với Tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ được quy định như sau:
Hình phạt chính:
– Trường hợp 1: Người tham gia giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền với mức từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ với thời gian đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm khi vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ mà do hành vi vi phạm đó gây ra thiệt hại cho người khác, thiệt hại này có thể là về tính mạng, sức khỏe của con người hoặc thiệt hại về tài sản dẫn đến một trong các trường hợp sau:
+ Làm chết người: So với quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 thì Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017 đã có sự cải tiến và rút ngắn câu từ hơn, thay thế “Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên” trong Bộ luật hình sự năm 2015 bằng cụm từ “Làm chết người”. Theo đó, chỉ cần người tham giao giao thông vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và gây chết người là đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Gây thương tích cho 01 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà mức độ thương tích, tổn hại sức khỏe được xác định với tỷ lệ tổn thương trên cơ thể là 61% trở lên
+ Gây ra thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà khi cộng tổng mức độ thương tích trên cơ thể của 02 người này trở lên được xác định từ 61% đến 121%. Nghĩa là mức độ thương tích, tổn hại sức khỏe trên cơ thể mỗi người này có thể dưới 61% nhưng khi cộng tất cả mức độ thương tích của những người này mà tổng tỷ lệ từ 61% đến 121% thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Gây thiệt hại về tài sản cho người khác với giá trị thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Với mức thiệt hại về tài sản, pháp luật không quy định về thiệt hại tài sản đối với một người hay nhiều người. Do đó, nếu người vi phạm giao thông gây thiệt hại về tài sản cho 01 người đủ mức thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 hoặc mức thiệt hại trên là tổng thiệt hại tài sản của nhiều người cũng đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Trường hợp 2: Người vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Không có giấy phép lái xe: Theo quy định của pháp luật, tùy thuộc vào phương tiện giao thông được điều khiển mà người điều khiển có quy định độ tuổi khác nhau liên quan đến việc cấp giấy phép lái xe. Chẳng hạn, người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên phải là người đủ 18 tuổi trở lên; Người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, xe hạng C kéo rơ mooc phải đủ 24 tuổi trở lên…
Như vậy, người không có giấy phép lái xe có thể là người chưa đủ tuổi điều khiển các loại xe tương ứng hoặc có giấy phép lái xe nhưng bị mất, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe… Tuy nhiên, giấy phép lái xe là một giấy tờ bắt buộc phải có đối với người điều khiển phương tiện giao thông, việc không có giấy phép lái xe có thể được coi là người này không đủ điều kiện điều khiển phương tiện.
+ Người tham gia giao thông ở trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà có nồng độ cồn trong máu, trong cơ thể vượt quá mức quy định của pháp luật, hoặc bản thân người tham gia giao thông có sử dụng các chất ma túy, chất kích thích mạnh khác gây rối loạn tâm thần, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh dẫn đến việc tham giao giao thông không còn tỉnh táo, không làm chủ được hành vi.
+ Người vi phạm giao thông bỏ chạy khỏi hiện trường tai nạn giao thông nhằm mục đích trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn. Một trong những trách nhiệm của người điều khiển phương tiện giao thông và những người có liên quan là phải giữ nguyên hiện trường khi xảy ra tai nạn giao thông để cơ quan công an tiến hành điều tra, xác định lỗi của các bên. Ngoài ra, trách nhiệm giúp đỡ, đưa người bị nạn đi cứu chữa kịp thời là quan trọng và cần thiết. Bất cứ hành vi nào bỏ chạy hoặc phá hủy hiện trường, trốn tránh trách nhiệm, cố ý không cứu người bị nạn đều là hành vi vi phạm pháp luật.
+ Người tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc không tuân theo hướng dẫn giao thông.
+ Người tham gia giao thông vi phạm quy định về an toàn giao thông dẫn đến hậu quả làm thiệt hại tính mạng cho 02 người.
+ Hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ gây thương tích, tổn hại sức khỏe cộng tổng của 02 người trở lên ở mức từ 122% đến 200%.
+ Thiệt hại về tài sản: Hậu quả của việc vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ do người tham gia giao thông gây ra làm thiệt hại về tài sản cho người khác có giá trị thiệt hại từ 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) đến dưới 1.500.000.000 đồng (một tỷ năm trăm triệu đồng).
– Trường hợp 3: Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại nghiêm trọng dẫn đến thiệt hại tính mạng cho từ 03 người trở lên
+ Gây thương tích cho người bị hại hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tổng tỷ lệ tổn thương trên cơ thể của 03 người trở lên mới mức từ trên 201%.
+ Thiệt hại về tài sản với mức độ thiệt hại từ 1.500.000.000 đồng ( một tỷ năm trăm triệu đồng) trở lên.
Có thể thấy, từ trường hợp 1 đến trường hợp 3, mức độ gây nguy hiểm, tổn thất về con người, tài sản tăng dần do người tham gia giao thông vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ. Tương ứng với từng mức độ vi phạm sẽ có những hình phạt tăng dần tương ứng.
– Trường hợp 4: Trong trường hợp khi người tham giao giao thông đường bộ vi phạm quy định về an toàn giao thông mà dẫn đến hậu quả thuộc một trong ba tình huống tại trường hợp 03, nếu trong khả năng thực tế mà không được ngăn chặn kịp thời thì sẽ bị phạt tiền với mức phạt ừ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ với thời gian đến 01 năm hoặc phạt tù với thời gian từ 03 tháng đến 01 năm.
Hình phạt bổ sung
Nếu người tham gia giao thông đường bộ vi phạm các quy định về an toàn giao thông gây ra những hậu quả thuộc những trường hợp nêu trên mà là người có chức vụ, nghề nghiệp thì tùy thuộc theo mức độ và yêu cầu cần thiết còn có tể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong thời gian từ 01 năm đến 05 năm. Biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật về giao thông mà người phạm tội có thể gây ra nếu tiếp tục đảm nhiệm chức vụ, hành nghề, làm việc.
2. Mức xử phạt đối với hành vi không thắt dây an toàn trên xe ô tô
Khi bạn điều khiển phương tiện giao thông đường bộ bạn phải đáp ứng được các điều kiện, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ. Các quy định về chấp hành giao thông đường bộ thực hiện theo quy định của
Theo đó, Khi tham gia giao thông bằng phương tiện như xe máy thì cả người lái lẫn người được chở bằng phương tiện xe máy phải chấp hành đội mũ bảo hiểm, còn đối với xe ô tô thì với ô tô, không chỉ với người trực tiếp lái xe mà ngay cả những người ngồi bên trong xe (tại vị trí có trang bị dây an toàn) cũng bắt buộc phải cài dây an toàn theo đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ.
Với hành vi không thắt dây an toàn khi tham gia giao thông bằng ô tô được xem là một lỗi vi phạm và có thể bị xử phạt.
Như bạn đang trình bày, bạn đi ô tô và bị xử phạt lỗi không thắt dây an toàn khi đi xe. Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Tại điểm p khoản 3 Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt đối với tài xế không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường và xử phạt cả hành vi tài xế trong trường hợp: Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy (điểm q) với mức phạt đối với tài xế trong cả 02 trường hợp nêu trên là 800.000 – 1.000.000 đồng.
Theo khoản 5 Điều 11 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, trong trường hợp người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy thì chính người đó cũng bị phạt từ 300.000 – 500.000 đồng.
Như vậy, căn cứ theo trường hợp của bạn thì bạn bị xử phạt với lỗi không thắt dây an toàn là đúng quy định bởi lẽ khi tham gia giao thông thì bắt buộc bạn phải thắt dây an toàn bất kể là trong nội thành hay ngoại thành, dù đi gần hay đi xa và nếu con gái bạn ngồi ở vị trí có dây an toàn mà không thắt dây thì cũng sẽ bị xử phạt hành chính.