Không thanh toán đúng hạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Căn cứ khởi tố vụ án hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Không thanh toán đúng hạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Căn cứ khởi tố vụ án hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Xin cho tôi hỏi vấn đề như sau: Công ty tôi có ký hợp đồng kinh tế với Công ty A về việc cung cấp ống cống thoát nước. Chúng tôi đã làm đúng theo hợp đồng cung cấp đủ lượng hàng cho công ty A cả về số lượng và chất lượng. Nhưng đã hơn 2 năm công ty A vẫn chưa thanh toán số tiền hơn 470 triệu đồng cho chúng tôi mà chỉ hứa sẽ thanh toán (có xác nhận nợ củacông ty A). Như vây có phải là lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản không? Trường hợp trên có thể chuyển thành vụ án hình sự được không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ Luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Khoản 1 Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
"1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm."
Như vậy, dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
– Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.
– Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự.
Như vậy, ngay từ thời điểm ban đầu, hai công ty có ký hợp đồng kinh tế có nội dung cung cấp hàng hóa. Nếu công ty A không có các hành vi nêu trên thì không thể khởi tố vụ án hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bạn xem lại trong hợp đồng giữa công ty bạn và công ty A có điều khoản thanh toán và điều khoản giải quyết tranh chấp khi có một bên chậm thanh toán hay không? Nếu đã hết thời hạn thanh toán thì công ty bạn có quyền khởi kiện công ty A tới Tòa án hoặc Trọng tài thương mại để giải quyết.