Không tham gia ứng cử theo yêu cầu của cơ quan. Quy định tiêu chuẩn đại biểu hội đồng nhân dân.
Không tham gia ứng cử theo yêu cầu của cơ quan. Quy định tiêu chuẩn đại biểu hội đồng nhân dân.
Tóm tắt câu hỏi:
Trước bầu cử vừa qua, tôi được lãnh đạo huyện động viên ứng cử HĐND huyện để được rút lên huyện làm việc nhưng tôi từ chối. Tuy nhiên, ngày 05/3/2016, ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện có mang thông báo phân bổ đại biểu cho Đảng ủy thị trấn Mộ Đức với nội dung phân cho thường trực Đảng ủy 01 người có ngạch chuyên viên ít nhất là 5 năm, tái cử. Tôi thuộc diện đó, đến ngày 08/3/2016, Đảng ủy tổ chức hội nghị giới thiệu người ra ứng cử, do tôi xin không tham gia ứng cử nên tại hội nghị cử tri nơi công tác không thống nhất giới thiệu tôi. Đến ngày 11/3/2016, ban thường vụ huyện ủy Mộ Đức ban hành Thông báo kết luận về định hướng nhân sự ứng cử HĐND huyện nhiệm kỳ 2016-2021, trong đó giao cho Đảng ủy thị trấn Mộ Đức và cá nhân tôi biết để thực hiện. Sáng ngày 12/3/2016 (thứ 7), Đảng ủy có mời thành phần của 3 hội nghị hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử. Tại Hội nghị thứ nhất là hội nghị của ban thường vụ, tôi không đồng ý giới thiệu tôi ra ứng cử, trong ban thường vụ còn lại 2 đồng chí đồng ý nhưng không bỏ phiếu. Đồng chí Bí thư huyện ủy có dự và chỉ đạo kết thúc hội nghị và không tổ chức hội nghị cử tri nơi công tác. Kể từ sau ngày đó đến nay, Uỷ ban kiểm tra huyện ủy ra quyết định thành lập đoàn xem xét xử lý vi phạm đối với tôi trong việc không chấp hành thông báo kết luận của huyện ủy. Tính đến nay, Uỷ ban kiểm tra huyện ủy đã mời tôi làm việc 3 lần, cả 3 lần đều buộc tôi chấp nhận là vi phạm kỷ luật đảng, đưa ra chi bộ cơ quan kiểm điểm, bỏ phiếu kỷ luật, đưa ra Uỷ ban kiểm tra Đảng ủy và 2 lần đưa ra Ban chấp hành Đảng bộ kiểm điểm. Qua 4 lần bỏ phiếu kỷ luật tất cả đều không đồng ý và cho là tôi không vi phạm. Ngày 02/3/2016, Uỷ ban kiểm tra huyện ủy tổ chức họp Uỷ ban kiểm tra có lãnh đạo huyện ủy dự, có cá nhân tôi và đưa tôi ra kiểm điểm. Tại hội nghị này, một lần nữa huyện bảo tôi phải chấp nhận sai phạm nhưng tôi không đồng ý, đồng chí Bí thư phát biểu gần như là chỉ đạo là riêng tôi thống nhất kỷ luật. Hội nghị tiến hành bỏ phiếu nhưng tôi chưa biết kết quả. Tôi rất bức xúc trước những việc làm của huyện, trong suy nghĩ của tôi, tôi nghĩ mình không sai nhưng huyện luôn ép tôi nhận sai. Mong Luật sư giúp tôi với. Xin chân thành cảm ơn.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật bầu cử quốc hội và đại biểu hội đồng nhân 2015;
– Quyết định 181 – QĐ/TW.
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 52 Luật bầu cử quốc hội và đại biểu hội đồng nhân 2015 quy định giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân như sau:
"Trên cơ sở kết quả hiệp thương lần thứ nhất và điều chỉnh của Thường trực Hội đồng nhân dân, căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và thôn, tổ dân phố (đối với cấp xã) được phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử tiến hành lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
1. Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo tổ chức hội nghị Ban thường vụ mở rộng để thảo luận, giới thiệu người của tổ chức mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
2. Ban lãnh đạo cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để thảo luận, giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
3. Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân dự kiến người của đơn vị mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy cấp dưới trực tiếp để thảo luận, giới thiệu người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
4. Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố dự kiến người của thôn, tổ dân phố để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã và phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố tổ chức hội nghị cử tri để thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố do Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn;
5. Việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
6. Cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải chuyển biên bản hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị lãnh đạo mở rộng của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình về việc thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.
Ban công tác Mặt trận chuyển biên bản hội nghị cử tri ở thôn, tổ dân phố về việc thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã."
Theo quy định trên bí thư huyện ủy không tổ chức hội nghị cử tri nơi công tác là sai, không đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật.
Nếu bạn đang là Đảng viên, theo quy định tại điểm a) Khoản 1 Điều 7 Quyết định 181 – QĐ/TW quy định xử lý kỷ luật Đảng viên như sau:
"Điều 7. Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Thiếu trách nhiệm trong việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước."
Như vậy, việc bạn không chấp hành chỉ thị, quyết định, chính sách của Nhà nước thì bạn sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định trên.
Khi ra quyết định xử lỷ luật đối với bạn, bạn xem rõ căn cứ xử lý kỷ luật đối với bạn là như thế nào? Nếu không đúng quy định thì bạn có quyền khiếu nại đối với quyết định xử lý kỷ luật này.