Người lao động khi tham gia vào tổ chức công đoàn được công đoàn đại diện, bảo vệ quyền lợi, ích hợp pháp chính đáng. Vậy không tham gia BHXH được tham gia công đoàn không?
Mục lục bài viết
1. Không tham gia BHXH được tham gia công đoàn không?
Căn cứ Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về đối tượng gia nhập công đoàn Việt Nam như sau:
– Cá nhân không bắt buộc phải có những điều kiện gì đặc biệt để được gia nhập công đoàn mà chỉ cần là người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam và người Việt Nam lao động tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định;
– Pháp luật cũng có các quy định khuyến khích người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam, tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam;
Bên cạnh đó, Quyết định trên cũng đã ghi nhận tất cả quyền của đoàn viên khi tham gia công đoàn đó là:
+ Cá nhân là người lao động được tham gia thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
+ Hoàn toàn có thể được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm;
+ Bên cạnh đó, hoàn toàn được cung cấp thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của tổ chức công đoàn; ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo của tổ chức công đoàn; chất vấn cán bộ công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm. Những đoàn viên ưu tú được giới thiệu để Đảng xem xét kết nạp;
+ Những thông tin liên quan đến đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn và người lao động thì được phổ biến rộng rãi; đồng thời được đề xuất với tổ chức công đoàn kiến nghị người sử dụng lao động thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật;
+ Khi tham gia công đoàn thì cá nhân là người lao động còn được bảo vệ thông qua nhiều hình thức khác nhau, cụ thể là được công đoàn hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí về pháp
+ Trong suốt thời gian tham gia công đoàn mà có phát sinh các trường hợp ốm đau, khó khăn, hoạn nạn thì được công đoàn thăm hỏi, giúp đỡ khi gặp phải vấn đề này; được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch do công đoàn tổ chức; Việc xem xét đoàn viên cũng có ý nghĩa quan trọng bởi cá nhân được xác định là đoàn viên ưu tú được ưu tiên xét vào học tại các trường, lớp do công đoàn tổ chức; được công đoàn hướng dẫn, giúp đỡ tìm việc làm, học nghề;
+ Bên cạnh đó, còn được cấp thẻ đoàn viên công đoàn và được hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ từ các thiết chế công đoàn, các hình thức liên kết, hợp tác khác của công đoàn;
+ Trong trường hợp đoàn viên bị mất việc làm hoàn toàn được tạm dừng sinh hoạt công đoàn và tạm dừng đóng đoàn phí công đoàn, nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày mất việc làm;
+ Sinh hoạt công đoàn không có tính éo buộc, và người lao động được nghỉ sinh hoạt công đoàn khi nghỉ hưu, Vấn đề này cũng phải làm thủ tục, thông qua công đoàn cơ sở nơi làm thủ tục về nghỉ và công đoàn địa phương nơi cư trú giúp đỡ khi có khó khăn; được tham gia sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí, ban liên lạc hưu trí do công đoàn hỗ trợ.
Với quy định nêu trên thì không tham gia BHXH không phải là yếu tố giới hạn quyền tham gia công đoàn của người lao động. Hoàn toàn được trao quyền tham gia thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
2. Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Hiện nay, căn cứ theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 đã có các nội dung với mục đích là hướng dẫn thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam được thực hiện như sau:
Người có mong muốn gia nhập công đoàn thì trước hết phải có sự chấp thuận và tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Đồng thời, cá nhân này cần chuẩn bị đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam, để đảm bảo về mặt hình thức thì cần phải có chữ ký của người viết đơn (bao gồm chữ ký điện tử). Trường hợp đơn của tập thể người lao động phải có chữ ký của từng người lao động.
– Đối với nơi có công đoàn cơ sở:
Đối với khu vực đã thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở), ban chấp hành công đoàn cơ sở nhận đơn, xem xét, quyết định kết nạp và tổ chức lễ kết nạp đoàn viên.
+ Việc gia nhập cần được thực hiện trong buổi lễ kết nạp thì mới đúng thủ tục. Theo quy định thì buổi lễ có thể cùng lúc kết nạp nhiều đoàn viên; những người được kết nạp phải có mặt tại buổi lễ (trừ trường hợp vắng có lý do chính đáng), khi hoàn tất việc làm lễ kết nạp thì công đoàn cơ sở công bố quyết định kết nạp đoàn viên, trao quyết định và trao thẻ cho đoàn viên công đoàn (nếu có);
+ Xét đến trường hợp những đơn vị có đông đoàn viên, ban chấp hành công đoàn cơ sở có thể ủy quyền cho công đoàn cơ sở thành viên hoặc công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận (gọi chung là công đoàn bộ phận), tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn (gọi chung là tổ công đoàn) trực thuộc tổ chức lễ kết nạp đoàn viên.
– Đối với nơi chưa có công đoàn cơ sở:
+ Vấn đề nộp đơn trong bất kỳ trường hợp nào cũng cần chuẩn bị đơn xin gia nhập công đoàn cho công đoàn cấp trên nơi gần nhất hoặc ban vận động thành lập công đoàn cơ sở (nếu có);
+ Trường hợp nộp đơn cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Công đoàn cấp trên phải xem xét, quyết định việc kết nạp hoặc không kết nạp đoàn viên và giới thiệu nơi sinh hoạt cho đoàn viên khi có quyết định kết nạp. Quyết định này sẽ được thực hiện trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nộp đơn;
+ Việc nộp đơn còn có thể được nộp đơn cho ban vận động: Thời gian để thực hiện hoạt động này là trong thời gian 15 ngày kể từ khi nộp đơn. Trong một số trường hợp nếu nơi người lao động có đơn xin gia nhập công đoàn, chưa đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở thì người lao động có quyền chuyển đơn lên công đoàn cấp trên xem xét, quyết định kết nạp đoàn viên và được giới thiệu sinh hoạt tại công đoàn cơ sở gần nơi đoàn viên đang làm việc nhất, cho đến khi công đoàn cơ sở tại nơi làm việc được thành lập;
+ Việc liên kết thành lập công đoàn cơ sở theo quy định đã có đủ người lao động để thực hiện thì ban vận động tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở và đề nghị công đoàn cấp trên công nhận.
3. Không đóng bảo hiểm xã hội thì có đóng đoàn phí công đoàn không?
Theo khoản 6 Điều 23 Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 như sau:
Các công đoàn cơ sở tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 23 được thu đoàn phí công đoàn của đoàn viên hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh (phí này được thu trong nguồn tiền lương khi đã khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên). Mức phí này có thể linh hoạt nếu được Ban Chấp hành công đoàn cơ sở mở rộng (từ tổ trưởng công đoàn trở lên) đồng ý với mức thu cao hơn 1% tiền lương. Việc thu mức phí cao hơn 1 % thì cần được lập thành văn bản và được quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ của công đoàn cơ sở.
Tiền đoàn phí công đoàn phần thu tăng thêm so với quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 23 được để lại 100% cho công đoàn cơ sở bổ sung chi hoạt động theo đúng quy định; khi báo cáo quyết toán, công đoàn cơ sở phải tách riêng số tiền đoàn phí công đoàn tăng thêm theo mẫu quy định để có cơ sở tính số phải nộp về cấp trên;
– Đoàn viên ở các nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở doanh nghiệp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội: đóng đoàn phí theo mức ấn định nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước;
– Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.
Theo đó, người lao động vẫn phải đóng đoàn phí công đoàn mặc dù không tham gia bảo hiểm xã hội.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 về Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành;
– Quyết định 1908/QĐ-TLĐ 2016 Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn;
– Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 về thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành.